Ta có thể nhìn được tấm lòng của một người từ khuôn mặt của người đó, một người chân thành sẽ chứng tỏ bằng hành động chứ không phải bằng lời nói nịnh bợ, lấy lòng.
Người xưa có câu: “Diện tướng hiện nội tâm, cử chỉ hiện tính cách, khẩu đức hiện nhân phẩm”, ám chỉ rằng ta có thể nhìn được tấm lòng của một người dựa vào khuôn mặt của họ, nhìn thấy bản chất của một người dựa vào hành vi của người đó cũng như phẩm cách của họ dựa vào lời nói. Người có phúc đức, chân thành sẽ không nói lời nhảm nhí, nịnh bợ mà thường suy nghĩ cẩn thận, nói lời dễ nghe.
Trong nhà Phật, khẩu nghiệp là nghiệp gây ra từ lời nói, là một trong những nghiệp nặng nhất.
Lời nói có duyên, hợp tình hợp lý có thể sưởi ấm trái tim của một ai đó, còn những lời lẻo mép, vô duyên tựa như những lưỡi dao sắc nhọn, làm tổn thương người khác, mãi mãi không thể chữa lành. Người xưa có câu “Đa ngôn đa quá”, người càng nói nhiều thì lại càng dễ gây chuyện, mắc lỗi. Trong nhà Phật, khẩu nghiệp là nghiệp gây ra từ lời nói, là một trong những nghiệp nặng nhất. Khẩu nghiệp có thể dẫn đến những quả báo nguy hiểm, gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự tái sinh của chúng sinh trong cõi sinh tử luân hồi. Bởi vậy, để tránh khỏi khẩu nghiệp, tốt hơn hết mỗi người nên tự dặn lòng mình, tránh xa 4 lời nói kém duyên này kẻo rước họa vào thân:
-
Lời nói mỉa mai, đâm chọc
Không phải ai cũng nhận ra rằng, ta đối xử với người khác như thế nào, thì những người xung quanh sẽ đối xử lại với ta như thế đó. Đấy là “gieo nhân nào, gặt quả nấy”, ta muốn trở thành người tốt, tâm tĩnh, hướng thiện thì trước hết phải đối xử tốt với người khác trước.
Những kẻ hay nói lời mỉa mai, đâm chọc thường là những kẻ nông cạn, hời hợt, phạm phải ác nghiệp là lưỡng thiệt.
Trong cuộc sống, có nhiều người luôn buông lời nói mỉa mai, chế giễu, cho dù người khác có đạt được thành tựu gì thì họ cũng không thể nói tốt được. Những người như vậy thường là những kẻ nông cạn, hời hợt, phạm phải ác nghiệp là lưỡng thiệt (tức là lúc nào cũng muốn đâm chọc, khiêu khích người khác). Thực tế, mọi chuyện trên đời đều là vô thường, mọi hành động ta làm ngay cả chỉ xuất hiện trong suy nghĩ cũng được coi là nghiệp lực, có tác động qua lại theo quy luật nhân quả. Những gì ta làm với người khác hôm nay, hoàn toàn có thể ứng nghiệm lại với ta mai này, dù là trong kiếp này hay các kiếp sau đó nữa.
Lời nói sẽ ảnh hưởng tới tâm hồn của một người ở mức độ nào đó, có thể tác động tới cả chí hướng và phước báo của họ cả đời. Nếu ta không thích đối phương hoặc có hiềm khích với một người, tốt hơn hết hãy tránh xa người đó, đừng buông những lời nói cay nghiệt, độc ác.
2. Lời nói sai sự thật
Một trong 4 ác nghiệp về khẩu nghiệp là vọng ngữ, tức là những lời lẽ dối trá, bịa đặt, không đúng sự thật. Trong nhà Phật có lời dạy rằng: “Các đệ tử không được vọng ngữ, không nên tùy tiện nói vọng ngữ”, ý nói ta không nên nói những lời giả dối, mà phải giữ tâm trong sạch, sống đúng đạo đức. Vọng ngữ là dù tâm biết rõ điều đấy không có thật, nhưng vì muốn dối lừa, mê hoặc người khác mà nói ra lời giả dối, nhìn lại hóa ra tự dối gạt mình. Nhiều người khi gặp hiềm khích với người khác, thay vì nói thẳng trước mặt, nói ngay để giải quyết vấn đề, lại thích kiểu “nói xấu sau lưng”, thậm chí chơi xấu người khác, bơm đặt, bịa chuyện. Họ cứ tưởng như vậy là hay, là hả dạ, là thắng lớn, nhưng thực chất ai nấy cũng đều hiểu rõ bản chất, chỉ là họ quá đắm chìm vào cái thắng trước mặt mà tự kéo mình vào vòng xoáy thị phi.
Nhiều người khi gặp hiềm khích với người khác, thay vì nói thẳng trước mặt để giải quyết vấn đề, lại thích kiểu “nói xấu sau lưng”, thậm chí chơi xấu người khác.
Quảng cáo
Càng bàn nhiều về một người thì ta lại càng dễ làm mất lòng người khác, bởi không ai là có quyền phán xét bất kỳ ai. Những gì ta nói hôm nay hoàn toàn có thể được lan truyền, cho dù có là cuộc trò chuyện riêng tư đi chăng nữa, một khi có người thứ ba biết được, thì sẽ có người thứ tư, thứ năm,… biết chuyện đó. Một ngày nọ, câu chuyện thêu dệt, bịa đặt của ta vô tình đến tai người kia, vậy chẳng phải ta tự làm hại mình sao? Trong cuộc sống, rất nhiều những mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có xảy ra là bởi những lời bịa đặt, sai sự thật mà ra.
3. Lời nói phóng đại, vô lý
Một người nếu chỉ nói những lời phù phiếm, phóng đại và vô lý, tức là tính cách và tâm hồn anh ta có vấn đề. Chẳng hạn, một người khi mới bắt tay vào một nhiệm vụ, thường hay nói suông, phóng đại, nói những điều cao siêu, nhưng thực ra chưa bao giờ làm được, không biết rõ mình đang nói điều gì.
Một người nếu chỉ nói những lời phù phiếm, phóng đại và vô lý, tức là tính cách và tâm hồn anh ta có vấn đề.
Có chuyện kể rằng, có một vị nọ là giám đốc dự án, anh ta hợp tác lại với một người khách hàng đã từng gặp trước đó. Khi gặp khách, anh ta cứ liên tục nói những câu phô trương, phù phiếm, ý thể hiện năng lực của mình tốt, chứng tỏ sự chân thành của mình, và chắc mẩm rằng dự án này sẽ được vị khách chấp nhận. Thế nhưng, vị khách này đã từ chối, và nói lại rằng: “Trước khi gặp anh, tôi từng cảm thấy dự án này tin cậy. Nhưng trong quá trình thảo luận với anh, tôi lại thấy rằng dự án này không đáng tin chút nào. Thành thật mà nói, anh hơi không thực tế rồi.”
Quả thực, con người vẫn luôn thích những người thành thật, chân thành hơn là những kẻ hay nịnh bợ, lẻo mép. Ta nên bớt nói những lời vô lý, phóng đại, như vậy nếu chẳng may có vấp ngã, thất bại, sẽ tránh được nỗi nhục sau này.
4. Lời nói cay độc, khó chịu
Trong mười ác nghiệp thì có tới 4 khẩu nghiệp, là nghiệp từ lời nói, là lỗi mà con người dễ mắc phải nhất. Ác khẩu là những lời nói thô tục, cay độc, khó chịu, xúc phạm người khác, khiến người khác bị tổn thương, đau khổ. Đức Phật dạy rằng: “Bất cứ lời gì thô ác, tàn ác, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy.” Những người hay nói lời thô ác, cay độc, sẽ khó mà có tâm trong sạch, an tĩnh.
Ác khẩu là những lời nói thô tục, cay độc, khó chịu, xúc phạm người khác, khiến người khác bị tổn thương, đau khổ.
Lời nói của một người có thể phản ánh được tính cách và tâm hồn của người đó. Chẳng hạn, một người có tính cách lạc quan, tích cực sẽ luôn nói được những lời tích cực, ngọt ngào dù là trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trái lại, kẻ ác khẩu sẽ luôn đổ lỗi, nói lời cay độc, cho rằng chỗ này không được, chỗ kia chưa tốt, dù mọi thứ có tốt đẹp cũng không buông được một lời hay ho, nhẹ nhàng nào. Thực tế, trên đời này luôn đầy ắp những khó khăn, gian khổ, là những nghiệp báo mà chúng sinh phải trả. Nếu ai cũng thở dài, than thân trách phận mà không chịu vượt lên nghịch cảnh, hành động để thay đổi, thì mãi mãi vẫn chìm trong tăm tối, tâm không trong sạch, thanh tĩnh, mãi không giải thoát khỏi cõi sinh tử luân hồi.
Nếu muốn tương lai tươi sáng hơn, nhìn đời với con mắt tích cực hơn, tốt hơn hết là ta nên thay đổi ngay từ cách ăn nói. Học cách nói lịch sự, duyên dáng, dễ nghe, sau dần tâm cũng thanh sạch, an yên, tạo thành phúc đức thiện lành.