Tiểu sử Đức Lão Tử theo Lão Tử Biến Hóa Kinh

LÃO TỬ BIẾN HÓA KINH 老 子 變 化 經 [35]

Bài trước: Tiểu sử Lão Tử theo Lão Tử Minh

Hán văn:

立 大 始 端 行 乎 大 之 原 浮 熬 幽 靈 空 之 入 窈冥 之 先 門 親 乎 皆 誌 之 未 別 和 清

 濁 之 外 彷 彿 之 與 切 古 慌 忽 之 廓 然 衝 撞 而 之 容 [?] 同 門 之 先 邊 印 步 宙 天

門 其 生 無 騷 獨 立 而 無 倫 行 乎 古 昔 在 天 地 之 前 乍 匿 還 歸 存 亡 則 為 先 成

則 為 人 慌 忽 天 濁 化 變 其 神 託 形 李 母 胎 中 易 身 優 命 腹 中 七 十 二 年 中, 現

楚 國 李 口 序 與 肩 頰 有 參 午 大 理 日 角 月 玄 鼻 有 雙 柱, 耳 有 三 門 足 (蹈) 二 年

(五) 手 把 天 關 其 性 無 欲 其 行 無 為 欲 天 輔 佐, 三 皇 倚 徙 觀 之 匿 見 無 常 本 皆

由 此 彌 歷 久 長 國 將 衰, 王 道 崩 毀, 則 去 楚 國, 北 之 崑 崙 以 乘 白 鹿, 訖 今 不 還

此 皆 自 然 之 至 精, 道 之 根 蒂 為 乘 之 父 母, 為 天 地 之 本 根, 為 生 梯 端 為 神 明

之 帝 君, 為 陰 陽 之 祖 首, 為 萬 物 之 魂 魄 條 暢 靈 無 造 化 應 因 挨 帝 八 極 載 地

懸 天 遊 騁 日 月, 迴 走 日 辰 呵 投 六 甲 此 乾 坤 紀 易 四 時 推 移 寒 溫 手 把 仙 錫

玉 簡 今 字 稱 以 銀 人 喜 初 鳳 頭, 絕 聖 父 制, 物 屋 命 直, 父 為 之 生 焉 老 子 能 明

能 冥, 能 亡 能 存, 能 大 能 小, 能 屈 能 申, 能 高 能 下 能 縱 能 橫, 能 反 能 覆 ; 無 所

不 施 無 所 不 能 在 火 不 燋 在 水 不 寒 ; 逢 惡 不 疾 ; 觸 禍 不 患 厭 之 不 苦, 傷 之

無 槃 長 生 不 死, 須 滅 身 形 偶 而 不 雙, 隻 而 不 奇 附 而 不 離, 莫 于 其 無 為 也 莫

能 不 隨 世 (之) 此 老 子 之 行 也 嚴 誡 眇 矣 誠 難 知 矣 老 子 既 生 九 重 之 外 形 變

化 自 然 子 知 吾 九 人 何 優 仙 夫 為 生 道, 甚 易 難 子 學 吾 生 道, 無 如 中 止, 卅 日

共 月 道 畢 滄 第 一 姓 李 名 老 字 元 陽 第 二 姓 李 名 聃 字 伯 陽 第 三 姓 李 名 中 字

 伯 光 第 四 姓 李 名 石 字 子 光 第 五 姓 李 名 石 字 子 文 第 六 姓 李 名 宅 字 子 長

第 七 姓 李 名 元 字 子 始 第 八 姓 李 名 願 字 子 生 第 九 姓 李 名 德 字 伯 文 老 子

合 元 沰 元 混 成 隨 世 沉 浮 退 則 養 精 進 帝 王 師 皇 苞 羲 時 號 曰 溫 爽 子 皇 神 農

時 號 曰 春 成 子, 一 名 陳 豫 皇 祝 融 時 號 曰 廣 成 子 帝 顓 頊 時 號 曰 赤 精 子 帝 嚳

時 號 曰 真 子 名 黃 帝 時 號 曰 天 老 帝 堯 時 號 曰 茂 成 子 帝 舜 時 號 曰 廓 叔 子 化

形 舜 立 壇 春 秋 祭 祀 之 夏 禹 時 老 子 出 號 曰 李 耳, 一 名 禹 師 殷 湯 時 號 曰 斯 宮

周 父 皇 時 號 曰 先 王 國 柱 下 吏 武 王 時 號 曰 衛 成 子 成 王 時 號 曰 成 子 如 故 元

康 五 年 老 子 入 婦 女 腹 中 七 十 二 年 生 託 母 姓 名 聃 字 伯 陽, 為 柱 下 吏 七 百 年

還 變 楚 國 而 平 王 高 蹇 不 從 諫 道 德 不 流 則 去 楚 而 西 度 咸 谷 關 以 五 千 文 上

下 二 篇 授 關 長 尹 喜 秦 時 號 曰 蹇 叔 子 大 胡 時 號 曰 浮 慶 君 漢 時 號 王 方 平 陽

加 元 年 始 見 城 都 為 鶣 爵 鳴 山 建 康 元 年 化 於 白 鹿 山 託 澗 太 初 元 年 復 出 白

鹿 廟 中 治 崔 號 曰 仲 伊 建 和 二 年 於 崩 山 卒 出 城 都 左 里 城 門, 壞 身 形 為 真 人

漢 知 之 改 為 照 陽 門 楚 國 知 之 生 司 馬 照 永 壽 元 年 復 還 白 鹿 山, 號 曰 僕 人

大 賢 問 閉 口 不 言, 卅 年 建 廟 白 鹿 為 天 傅 老 子 曰 : 吾 敖 以 清 吾 事 以 明, 吾 證

以 成 吾 變 易 身 形 託 死 更 生, 周 流 四 海 時 出 黃 庭 經 歷 渡 踐 履 三 皇 戴 冒 三 台,

被 服 無 形 愚 者 不 知 死 復 更 生 儽 至 為 身 僮 兒 為 群 外 為 亡 僕, 內 自 為 真 自 屋

俱 澋, 自 有 精 神 晝 夜 念 我, 吾 不 忽 云 味 夢 想 吾, 我 自 見 信 吾 發 動 官 漢 令 自

易 身 愚 者 踊 躍, 智 者 受 訓 天 地 事 絕, 吾 自 移 運 當 世 之 時, 簡 擇 良 民, 不 須 自

去, 端 質 守 身 吾 自 知 之 翁 養 文 鱗 欲 知 吾 處, 讀 五 千 文 過 萬 變 首 自 知 身 急 來

詣 我 吾 與 精 神 子 當 念 父, 父 當 念 子 怡 忽 想 忘 去 之 萬 里, 所 治 解 怠, 神 不 為

使, 疾 來 遂 我 我 絕 綱 紀 青 白 為 表, 黃 黑 為 裡 赤 為 生 我, 從 一 而 始, 中 有 黃 氣,

可 絕 酒, 教 子 為 道, 先 當 修 己, 恬 泊 靜 寧 (穿), 撿 其 滿 手, 無 為 無 欲, 不 憂 患 谷

(苦), 道 來 附, 身 可 度 矣 精 思 放 我 神 為 走 使 吾 衡 剛, 吾 更 勝 負 生 氣 在 左, 原 氣

在 右 中 有 黃 氣 元 陽 為 上, 通 無 極 九 宮 僮 子 精 之, 思 之, 可 以 成 己 一 僶 道 成

教 告 諸 子 吾 六 度 太 白 橫 流, 疾 來 逐 我, 南 嶽 相 求, 可 以 度 危, 恐 子 稽 留, 立 春

癸 巳 放 縱 罪 囚 五 榖 驚 起, 人 民 有 憂, 疾 病 欲 至 餓 者 縱 橫 吾 轉 衝 撞 漢 事 吾

民 聞 之 自 有 志 棄 鄙 自 凍 無 姓 字 因 漢 自 識, 萬 民 見 端 直 實 心 乃 知 吾 事 合

知 聖 者 習 吾 意, 邪 心 狠 性 謂 我 何 人 吾 以 度 數 出 有 時 節 而 化 知 吾 者 少 非 吾

者 多 老 子 變 化 經 大 業 八 年 八 月 十 四 日, 經 生 王 儔 寫 用 紙 四 張 玄 都 玄 壇 道

士 覆 校 裝 潢 人 秘 書 省 寫.

Phiên âm:

[1] Lập đại thủy đoan, hành hồ đại chi nguyên. Phù ngao u linh không chi. [2] Nhập yểu minh chi tiên môn. Thân hồ giai chí chi vị biệt. [36] Hòa thanh trọc chi ngoại. [37] [3] Phảng phất chi dữ thiết cổ hoảng hốt chi khuếch nhiên sung tràng nhi chi dung. [4] (?) đồng môn chi tiên. Biên ấn bộ trụ thiên môn. Kỳ sinh vô tao. Độc lập nhi vô luân. [5] Hành hồ cổ tích, tại thiên địa chi tiền. Sạ nặc hoàn qui tồn [6] vong tắc vi tiên, thành tắc vi nhân. Hoảng hốt thiên trọc. [38] Hóa biến kỳ thần. [7] Thác hình Lý mẫu thai trung. Dịch thân ưu mệnh. Phúc trung thất thập nhị niên trung, hiện [8] Sở quốc. Lý khẫu tự dữ [39] kiên giáp hữu tam ngọ đại lý. [40] Nhật giác, nguyệt huyền. [9] Tị hữu song trụ, nhĩ hữu tam môn; túc [41] [10] nhị niên (ngũ). Thủ bá thiên quan. [42] Kỳ tính vô dục; Kỳ hành vô vi. Dục thiên phụ. [11] tá, tam hoàng ỷ tỉ. Quan chi nặc kiến vô thường bản giai do thử. Di lịch [12] cửu trường. Quốc tương suy, vương đạo băng hủy, tắc khứ Sở quốc, bắc chi Côn lôn [13] dĩ thừa bạch lộc, cật kim bất hoàn. Thử giai tự nhiên chi chí tinh, Đạo chi [14] căn đế. Vi thặng chi phụ mẫu, vi thiên địa chi bản căn, vi sinh thê đoan [15] vi thần minh chi đế quân, vi âm dương chi tổ thủ, vi vạn vật chi hồn [16] phách. Điều sướng linh vô [43] Tạo hóa ứng nhân, sĩ đế bát cực [44] tải địa huyền thiên. [45] [17] Du sính nhật nguyệt, hồi tẩu nhật thần. Ha đầu lục giáp. [46] Thử Kiền Khôn [47] Kỷ dịch [18] tứ thời. Suy di hàn ôn. Thủ bả tiên tích [48] ngọc giản kim tự. Xưng dĩ ngân [19] nhân. Thiện sơ phụng đầu; tuyệt thánh phụ chế, vật ốc mệnh trực, phụ vi chi sinh [20] yên. Lão tử năng minh, năng minh; năng vong năng tồn, năng đại năng tiểu, năng khuất [21] năng thân; năng cao năng hạ; năng tung năng hoành; năng phản năng phúc; vô sở bất [22] thi, vô sở bất năng; tại hỏa bất tiêu; tại thủy bất hàn, phùng ác bất tật; [23] xúc họa bất hoạn. Yểm chi bất khổ,[49] thương chi vô bàn. [50]Trường sinh bất tử, tu diệt [24] thân hình. Ngẫu nhi bất song, chích nhi bất cơ. Phụ nhi bất ly mạc vu kỳ [25] vô vi dã. Mạc năng bất tùy chi. [51] Thử Lão tử chi hành dã. Nghiêm giới miểu [26] hĩ. Thành nan tri hĩ. [27] Lão tử ký sinh cửu trùng chi ngoại. Hình biến hóa tự nhiên. Tử tri ngô cửu [28] nhân hà ưu tiên. Phù vi sinh đạo, thậm dị nan. Tử học ngô sinh đạo, vô [29] như trung chỉ, trấp nhật cộng nguyệt đạo tất thương. [30] Đệ nhất tính Lý, danh Lão Đam tự Nguyên Dương. [31] Đệ nhị tính Lý, danh Đam, tự Bá Dương. [32] Đệ tam tính Lý, danh Trung, tự Bá Quang. [33] Đệ tứ tính Lý, danh Thạch, tự Tử Quang. [34] Đệ ngũ tính Lý, danh Thạch, tự Tử Văn. [35] Đệ lục tính Lý, danh Trạch, tự Tử Trường. [36] Đệ thấtõ tính Lý, danh Nguyên, tự Tử Thủy. [37] Đệ bát tính Lý, danh Nguyện, tự Tử Sinh. [38] Đệ cửu tính Lý, danh Đức, tự Bá Văn. [39] Lão tử hợp nguyên đát, nguyên hỗn thành. Tùy thế trầm phù thoái tắc dưỡng tinh. [40] Tiên đế vương sư. [41] Hoàng Bao Hi thời, hiệu viết Ôn Sảng tử. [42] Hoàng Thần Nông thời, hiệu viết Xuân Thành tử, nhất danh Trần Dự. [43] Hoàng Chúc Dung thời, hiệu viết Quảng Thành tử. [44] Đế Chuyên Húc thời, hiệu viết Xích Tinh tử. [45] Đế Cốc thời, hiệu viết Chân tử danh Bích. [46] Hoàng đế thời, hiệu viết Thiên Lão. [47] Đế Nghiêu thời, hiệu viết Mậu Thành tử. [48] Đế Thuấn thời, hiệu viết Quách Thúc tử hóa hình. Thuấn lập đàn xuân thu tế tự [49] chi. [50] Hạ Vũ thời, Lão tử xuất, hiệu viết Lý Nhĩ, nhất danh Vũ sư. [51] Ân Thang thời, hiệu viết Tư Cung. [52] Chu phụ hoàng thời, hiệu viết tiên vương quốc trụ hạ lại. [53] Võ vương thời, hiệu viết Vệ Thành tử. [54] Thành vương thời, hiệu viết Thành tử như cố. [55] Nguyên Khang ngũ niên, Lão tử nhập phụ nữ phúc trung. Thất thập nhị niên [56] sinh. Thác mẫu tính lý danh Đam, tự Bá Dương, vi Trụ hạ lại, thất bách niên [57] hoàn biến Sở quốc, nhi Bình vương cao kiển bất tòng gián. Đạo đức bất lưu, tắc. [58] khứ Sở nhi Tây. Độ Hàm cốc quan, dĩ ngũ thiên văn dĩ thượng hạ nhị thiên, thụ [59] quan trưởng Doãn Hỉ. [60] Tần thời, hiệu viết: Kiển Thúc tử. [61] Đại Hồ thời hiệu viết Phù Khánh quân. [62] Hán thời, hiệu Vương Phương Bình. [63] Dương gia nguyên niên thủy hiện Thành Đô vi Biển Tước Minh Sơn. [64] Kiến Khang nguyên niên hóa ư Bạch Lộc sơn thác táng giản. [65] Thái sơ nguyên niên phục xuất Bạch Lộc miếu trung, trị thôi hiệu viết Trọng Y. [66] Kiến Hòa nhị niên ư Băng Sơn tốt xuất Thành Đô tả lý thành môn, hoại thân [67] hình vi chân nhân. Hán tri chi, cải vi Chiếu Dương môn. Sở quốc tri chi sinh. [68] Tư Mã Chiếu. [69] Vĩnh Thọ nguyên niên phục hoàn Bạch Lộc Sơn. Hiệu viết Bộc Nhân đại hiền. Vấn [70] bế khẩu bất ngôn, trấp niên kiến miếu Bạch Lộc, vi Thiên phó. [71] Lão tử viết: ngô ngao dĩ thanh, ngô sự dĩ minh. Ngô chính dĩ thành ngô biến [72] dịch thân hình. Thác tử cánh sinh. Chu lưu tứ hải, thời xuất Huỳnh đình. Kinh lịch [73] độ, tiễn lý Tam hoàng, đới mạo tam thai, bị phục Vô hình. Ngu giả bất tri [74] Tử phục cánh sinh. Lụy chí vi thân, đồng nhi vi quần. Ngoại vi vong bộc, nội [75] tự vi chân. Tự ốc câu cảnh, tự hữu tinh thần; trú dạ niệm ngã, ngô bất [76] hốt vân. Vị mộng tưởng ngô ngã tự kiến tín, ngô phát động quan Hán, lệnh tự [77] dịch thân. Ngu giả dũng dược trí giả thụ huấn. Thiên địa sự tuyệt, ngô tự di [78] vận. Đương thế chi thời, giản trạch lương dân, bất tu tự khứ, đoan chất thủ thân. [79] ngô tự tri chi, ông dưỡng văn lân. Dục tri ngô xứ, độc ngũ thiên văn quá. [80] vạn biến. Thủ tự tri thân. Cấp lai nghệ ngã, ngô dữ tinh thần. Tử đương niệm [81] phụ, phụ đương niệm tử, di hốt tương vong. Khứ chi vạn lý sở trị giải đãi, thần bất vi sứ; tật lai toại ngã, ngô tuyệt cương kỷ. Thanh bạch vi biểu, hoàng [83] hắc vi lý. Xích vi sinh ngã, tòng nhất nhi thủy. Trung hữu hoàng khí, khả tuyệt [84] tửu, giáo tử vi đạo, tiên đương tu kỷ, điềm bạc tĩnh ninh (xuyên), kiểm kỳ mãn thủ, [85] vô vi vô dục, bất ưu hoạn cốc (khổ) Đạo lai phụ, thân khả độ hĩ. Tinh tư [86] phóng ngã, thần vi tẩu sứ. Ngô hành cương, ngô canh thắng phụ. Sinh khí tại tả, [87] nguyên khí tại hữu, trung hữu hoàng khí Nguyên dương vi thượng, thông Vô cực cửu cung. [88] Đồng tử tinh chi, tư chi, khả dĩ thành kỷ. Nhất mẫn đạo thành, giáo cáo chư [89] tử; ngô lục độ. Thái bạch hoành lưu, tật lai trục ngã, nam nhạc tương cầu, khả [90] dĩ độ nguy. Khủng tử kê lưu, lập xuân Quí tị phóng túng tội tù, ngũ cốc [91] kinh khởi, dân nhân hữu ưu, tật bệnh dục chí. Ngạ giả tung hoành, ngô chuyển [92] xung chàng Hán sự. Ngô dân văn chi, tự hữu chí khí, bỉ tự đống vô tính [93] tự. Nhân Hán tự thức, vạn dân kiến đoan trực thực tâm, nãi tri ngô sự. [94] Hợp tri thánh giả tập ngô ý, tà tâm, ngận tính vị ngã hà nhân; ngô dĩ [95] độ số, xuất hữu thời tiết nhi hóa. Tri ngô giả thiểu, phi ngô giả đa. [96] Lão tử biến hóa kinh. [97] Đại nghiệp bát niên, bát nguyệt, thập tứ nhật, Kinh Sinh, Vương Trù tả [98] dụng chỉ tứ trương [99] Huyền đô, Huyền đàn đạo sĩ phúc hiệu. [100] Trang Hoàng nhân. [101] Bí thư tỉnh tả.

Dịch nghĩa:

  1. Những từ có trước đất trời,

Vui trong thái thủy tuyệt vời ngao du.

  1. Thung dung từ thủa thái sơ,

Khi còn chưa có bến bờ đục trong.

  1. Tịch nhiên tiêu sái, (5.) vô song,

Trước trời, trước đất thung dung vui hòa.

Hai bề ẩn, hiện lại qua,

  1. Ẩn là Thái nhất, hiện ra là người.

Đục trong biến chuyển dòng đời,

Thần ngài mới mượn hình hài thế nhân.

  1. Mượn lòng Lý mẫu giáng trần,

Bảy hai năm chẵn gửi thân mẹ lành.

  1. Mượn nơi đất Sở giáng sinh,

Môi dày, miệng rộng, thiên đình nở nang.

Có văn tam ngũ rõ ràng,

Hai vừng nhật nguyệt ẩn tàng quang hoa;

  1. Mũi hai sống, lỗ tai ba,
  2. Chân hai chữ ngũ, tay hoa số mười.

Thiên nhiên vô dục tính trời,

Vô vi ấy chính nết người ở ăn.

Giúp trời lại giúp thánh quân.

  1. Tam hoàng âu cũng nhờ ân hộ trì.

Đời người ẩn ước ly kỳ,

Biến thiên ảo hóa huyền vi khôn lường.

  1. Gặp khi vận nước nhiễu nhương,

Hôn quân vô đạo tìm đường ẩn thân,

Giã từ nước Sở, lánh trần,

Cưỡi con bạch lộc băng chừng Côn Lôn,

Dặm Tần mù mịt nguồn cơn,

  1. Người xưa vết cũ, nay còn thấy đâu.

Tinh hoa trời đất gồm thâu.

  1. Đạo trời đạo đất gót đầu chốt then.

   Sinh cơ chủ chốt diệu huyền,

  1. Muôn thần, vạn thánh mọi miền, quản cai.

Âm dương mặc sức phân phôi,

Là hồn, là phách muôn loài thụ sinh.

  1. Hư vô chưởng quản mặc tình,

Biến thiên huyền hóa siêu linh tuyệt vời.

Bao trùm khắp tám phương trời,

Đất thời lo chở, trời thời lo treo.

  1. Ruổi rong nhật nguyệt khinh phiêu,

Tinh huy vận chuyển muôn chiều chẳng ngơi.

Chư thần Lục Giáp nương hơi,

Càn khôn cũng mặc ý người ruổi rong.

  1. Tứ thời chuyển biến thong dong,

Hai chiều nóng lạnh mặc lòng xở xoay.

Tiêu phù cầm gọn nơi tay,

Chữ vàng, thẻ ngọc sẵn bày từ khi.

  1. Lão quân sáng tối tùy nghi

Tồn vong, đại tiểu, cao đê tung hoành.

  1. Khuất thân, tiến thoái mặc tình,
  2. Không gì thoát khỏi uy linh của người.

Đi vào nước lửa như chơi,

Dầu lâm họa hoạn, pha phôi nhẽ nào.

  1. Gặp cơn bức bách chẳng sao,

Vương thương, vết tích tơ hào chẳng khi.

Trường sinh chẳng có hạn kỳ,

  1. Tiêu thân, diệt thể, quyền uy vô ngần.

Sánh đôi mà vẫn đơn thân,

Cô đơn mà vẫn chẳng phần lẻ loi.

Ngài luôn gần gũi con người.

  1. Không ai có thể sánh tài vô vi,

Chẳng ai mà chẳng phải tùy,

Người người đều dõi bước đi của ngài.

Hành vi Lão tử để đời,

  1. Lời ngài giảng dạy, mấy người tinh thông.
  2. Ngài sinh ngoài cõi cửu trùng,

Những điều biến hóa mung lung khôn lường.

Biết ta chín kiếp nhân lương,

  1. Đời ta mà biết lối đường ta hay.
  2. [Không dịch][52]

Ta là chín vị sau đây.

30-38 

Họ 姓 Tên  Tự 
1. Lý 李

2. Lý 李

3. Lý 李

4. Lý 李

5. Lý 李

6. Lý 李

7. Lý 李

8. Lý 李

9. Lý 李

Lão Đam 老聃

Trung 中

Thạch 石

Thạch 石

Trạch 宅

Nguyên 元

Nguyện 願

Đức 德

Nguyên Dương 元陽

Bá Dương 伯 陽

Bá Quang 伯 光

Tử Quang 子 光

Tử Văn 子 文

Tử Trường 子 長

Tử Thủy 子 始

Tử Sinh 子 生

Bá Văn 伯 文

  1. Ngài sinh cùng với Hư vô,

Tùy thời ly hợp trầm phù tiến lui.

Khi lui, nguyên thể tài bồi,

  1. Đến khi tiến bước, dạy đời, dạy vua.
  2. Thời Phục Hi, tên Ôn Sủng tử,[53]
  3. Thời Thần Nông, lấy chữ Xuân Thành;[54]
  4. Thời Chúc Dung, gọi Quảng Thành,[55]
  5. Đến đời Chuyên Húc, Xích Tinh là người.[56]
  6. Thời Đế Cốc, tên ngài Chân tử,[57]
  7. Thiên Lão khi cộng sự Hiên Viên;[58]
  8. Thời Nghiêu, tên gọi Mạo Thiềng,[59]
  9. Thời Thuấn, Quách Thúc là tên của ngài.[60]
  10. Thời Hạ Võ, tên thời Lý Nhĩ,[61]
  11. Thời Ân Thang, đích thị Tư Cung.[62]
  12. Đời Văn, ngài thủ thư tàng,[63]
  13. Đến đời vua Võ, tên mang Vệ Thành.[64]
  14. Đời Thành vương, tên Thành gọi lại,[65]
  15. Nguyên Khang 5, lại tái giáng trần;[66]

Trong lòng mẹ bảy hai năm,

  1. Ra đời mới gọi tên bằng Lý Đam.

Ngài cũng có Bá Dương là tự.

Và từng là quản thủ thư tàng;

Bảy trăm tuế nguyệt chứa chan,

  1. Băng chừng Sở quốc, lai hoàn cố hương.

Lại gặp khi Bình vương ngoan cố.

Đạo đức trời tới độ suy vi.

  1. Ngài liền bỏ Sở ra đi,

Băng chừng tây tiến lâm ly dặm trường.

  1. Đến Hàm Cốc, gặp quan Doãn Hỉ,

Đạo đức kinh ngài ký thác cho;

  1. Thời Tần, Kiển Thúc cũng là,[67]
  2. Tên ngài Phù Khánh[68]thời Hồ nhiễu nhương.
  3. Thời nhà Hán, Vương Phương Bình gọi,[69]

(Mỗi khi cần, ngài mỗi hiện ra;)

  1. Năm đầu niên hiệu Dương Gia,[70]

Thành đô núi Tước hiện ra đường hoàng.

  1. Năm đầu niên hiệu Kiến Khang,

Đỉnh non Bạch Lộc, rỡ ràng quang hoa. [71]

  1. Năm đầu niên hiệu Thái Sơ,

Nơi đền Bạch Lộc hiện ra với đời. [72]

  1. Kiến Hòa vào khoảng năm 2,

Lão quân lại hiện cửa ngoài Thành đô. [73]

  1. Năm đầu Vĩnh Thọ hiện ra,

Đầu non Bạch Lộc xưng là Bộc Nhân. [74]

Những là lẳng lặng trầm ngâm,

Dẫu ai gạn hỏi cũng không trả lời.

  1. Đời sau lập miếu thờ ngài,

Xưng ngài Thiên Phó, tên ngài hiển linh. [75]

  1. Ngài rằng:

Ta vui trong cảnh Thái thanh,

Quang hoa xử sự, tinh thành trị dân.

  1. Nhiệm huyền biến hóa tấm thân,

Lấy tuần lâm tử, làm tuần phục sinh.

Chu du bốn biển phiêu khinh,

Tứ thời bát tiết Huỳnh đình vào ra.

Dòng đời khinh khoát vượt qua,

  1. Tam hoàng mỗi bước ta đà theo chân.

Tam thai ta đội làm khăn,

Áo ta đã được dệt bằng Hư vô.

Phàm phu sao biết được ta,

  1. Tử sinh, phản phục, biết là bao phen.

Dân ta đông đảo muôn miền,

Phàm phu ngoài mặt, mà tiên đáy lòng.

  1. Quang huy thu liễm vào trong,

Tinh thần sung mãn bởi không hao gầy.

Ai về ta tưởng đêm ngày,

  1. Ta luôn phù trợ phút giây chẳng rời.

Ai mà mơ đến ta hoài,

Hiển linh, ta sẽ vì người hiện ra.

Cơ đồ nhà Hán phôi pha,

  1. Xót vì, ta lại sinh ra ở đời.

Phàm phu nhảy nhót dể duôi,

Nhưng mà trí giả nghe lời bảo ban.

Đất trời nghiêng ngửa nguy nàn,

  1. Ta bèn chuyển hóa mà toan cứu đời.

Nay ta lựa chọn hiền tài,

  1. Người hay người phải, ta thời nhận ra.

Những ai mà muốn tìm ta,

  1. Sách ta hãy đọc cho qua vạn lần,

Tộâi khiên phải biết tự tân,

Làm người tri kỷ, tri thân mới là.

Ta đây chẳng ở đâu xa,

Thần người cùng với Thần ta khác nào.

  1. Cha con tưởng nhớ gần sao,

Bằng không nhớ tưởng, xa bao dặm đường.

Chớ nên biếng nhác buông tuồng,

  1. Biếng lười, thần có cũng nhường như không.

Theo ta mau mắn mới mong,

Mới mong ta tháo gỡ tung buộc ràng.

Trắng, xanh ngoài mặt ngỡ ngàng,

  1. Vàng, đen ẩn áo tiềm tàng bên trong.

Sinh ta, màu đỏ ấy công,

Ta sinh từ Nhất, từ trong điểm vàng.

  1. Rượu nồng người chớ có ham,

Để ta đem đạo, chỉ đàng nẻo cho.

Tu thân người phải nên lo,

Tâm thần an tĩnh, lòng hồ như vơi!

  1. Vô vi, vô dục thảnh thơi,

Lầm than, hoạn nạn có đời nào đâu !

Cốc thần khăng khít trước sau,

Con đường giải thoát cơ mầu là đây.

  1. Lìa ta, suy tưởng dông dài,

Tâm thần lạc lõng, càng ngày càng mê.

Cương nhu cân nhắc mọi bề,

Hai chiều thành bại, đi về do ta.

Tả biên sinh khí mới là,

  1. Hữu biên tử khí, giữa là Hoàng trung.

Giữa là Hoàng khí mung lung,

Nguyên dương nghi ngút muôn trùng cửu tiêu.

  1. Khuyên chư đồng tử sớm chiều,

Tiềm tâm tu luyện, để theo Đạo mầu.

  1. Ta đà căn dặn từ lâu,

Kim tinh lệch lạc thì cầu tới ta.

Mau mau rong ruổi mới là,

  1. Gặp ta Nam Nhạc, sẽ qua nguy nàn.

Chớ đừng bịn rịn tơ vương,

Xuân ngày Quí tỵ nên thương thả tù.

  1. Đâu đâu dân cũng âu lo,

Bệnh tình chất ngất, ngã cơ đầy đường.

Ta nay hoán cải mối giường,

  1. Cơ đồ nhà Hán tan hoang từ rày.

Dân ta đã biết, đã hay,

Tránh điều vạ gió, tai bay sá nào.

  1. Những người thành khẩn thanh cao,

Việc ta thông tỏ tơ hào khó chi.

  1. Ý ta hiền thánh minh tri,

Phàm phu nào biết vân vi gót đầu.

  1. Bao lần giáng thế trước sau,

Theo dòng lịch sử cơ mầu biến thiên.

Hiểu ta hỏi mấy thánh hiền,

Chê ta, vô số phàm hèn bấy nay.

Khảo sát ba tiểu sử nói trên ta có những nhận xét sau đây:

  1. Càng theo đà thời gian, tiểu sử Lão tử càng trở nên huyền thoại.

– Tiểu sử do Tư Mã Thiên (145-86 trước công nguyên) gần thực tế nhất, mô tả Lão tử như một ẩn sĩ, một hiền triết có gia đình con cái như mọi người, bất quá là sống lâu hơn người thường, biết đường tu luyện hơn người thường.

– Lão tử minh, do Biên Thiều tạc năm 165 công nguyên, đã thấy có nhiều phần huyền thoại.

– Lão tử biến hóa kinh, viết khoảng năm 612 công nguyên, đã thấy đầy rẫy những huyền thoại.

Ta sẽ toát lược những huyền thoại ấy và giải thích những huyền thoại ấy. Tất cả những huyền thoại về Lão tử có thể toát lược như sau:

– Ngài có một cuộc thai sinh kỳ bí: ở trong lòng mẹ bảy mươi hai năm, lúc sinh ra đã bạc đầu. [76]

– Ngài có trước trời đất, sống vĩnh cửu cùng với đất trời.

– Ngài là Thượng đế giáng trần nhiều lần từ xưa tới nay để cứu độ chúng sinh.

Về cuộc thai sinh kỳ bí của Lão tử, ta không thấy có gì lạ, vì dân gian xưa nay đều thêu dệt rất nhiều huyền thoại quanh cuộc thai sinh của vị giáo chủ mình.

  1. Một đặc điểm khác trong tiểu sử của đức Lão tử cho thấy rằng ngài có từ trước đất trời, sống vĩnh cửu cùng với đất trời.

Trong Lão tử minh ta thấy những câu:

«Ngài cùng với hỗn nguyên ly hợp,

Với tam quang ngài vượt thời gian.»… [77]

«Rằng ngài trước đất trời sinh xuất,

Chính vì ngài chẳng mất lòng son.

Thiên chân giữ được vẹn tròn,

Cho nên ngũ phúc chẳng còn thiếu chi.» [78]

Lão tử biến hóa kinh viết:

«Những từ có trước đất trời,

Vui trong Thái thủy tuyệt vời ngao du.»… [79]

«Trường sinh chẳng có hạn kỳ,

Tiêu thân diệt thể, quyền uy vô ngần.» [80]

Khảo Trang tử ta cũng thấy có câu:

«Ta và trời đất cùng sinh,

Ta và vạn vật sự tình chẳng hai.» [81]

Khảo Phúc âm, ta thấy chúa Jesus xưng mình có trước vua David. [82]

Tất cả những sự kiện trên chỉ có thể hiểu được nếu chúng ta chấp nhận con người có:

– Phần Thiên, phần Thần, bất sinh bất tử mà Lão tử gọi là Đạo, nho gia gọi là Thái cực, Bà la môn gọi là Atman, Phật giáo gọi là Chân như hay Bản lai diện mục.

– Phần nhân, phần tâm, phần hồn, có sinh, có tử mà ta thường gọi là phàm tâm, hay tiểu ngã, vọng ngã.

Các huyền thoại trên cho thấy xưa nay con người đều mơ ước bất tử chính là vì đã thấu đáo được sự huyền nhiệm ấy. Còn dân gian thì chỉ hiểu lơ mơ vấn đề, qua trung gian các huyền thoại còn sót lại.

  1. Một huyền thoại đáng chú ý hơn nữa là từ thời nhà Hán. Lão tử đã được coi như là Thượng đế, chẳng những giáng trần một lần mà đã giáng trần nhiều lần.

Khảo lịch sử Trung Hoa ta thấy từ thời thượng cổ các vua chúa đã tế lễ Thượng đế [83] hoặc Thái nhất ở Nam Giao. Năm 123, đời Hán Vũ đế ta thấy Mậu Kỵ 謬忌 người đất Bạc 亳 đã làm sớ tâu xin Hán Vũ đế thờ Thái nhất. Mậu Kỵ tâu rằng Thái nhất trọng hơn chư thần. Ngũ đế chỉ là những cộng sự viên của Thái nhất. [84]

Lịch sử ghi rằng: sáng ngày đông chí năm 113, Vũ đế dùng lễ Giao để tế Thái nhất. [85]

Khảo thư tịch đạo Lão ta lại thấy rằng Ngọc Hoàng Thượng đế thực ra có ba ngôi, tuy danh hiệu khác nhau nhưng đồng một bản thể. [86] Ba ngôi đó là:

(1) Nguyên thủy Thiên tôn, hay Thiên bảo quân, hay Ngọc hoàng ở cung Ngọc thanh.

(2) Linh bảo Thiên tôn hay Linh bảo quân ở cung Thượng thanh.

(3) Thần bảo Thiên tôn hay Lý Lão quân hay Lão tử ở cung Thái thanh.

Linh mục Wieger cho rằng quan niệm «tam vị nhất thể» của đạo Lão này đã được vay mượn của Thiên chúa giáo, qua trung gian Giáo phái Nestoriens. Giáo phái này có lẽ đã truyền sang Trung Quốc từ đời Đường. Đời Đường, ở Chu Ốc 周 屋 cách Tây Nam Phủ 100 dặm có một dòng tu Nestoriens. Năm 781 họ đã dựng một bi ký, mà gần đây các nhà khảo cổ đã đào được.

Sự giải thích của Wieger mới đầu tưởng hữu lý, nhưng rút cuộc cũng không ổn, vì Nestorius sinh khoảng năm 380, chết khoảng năm 440 công nguyên, mà Lão tử đã được coi như là Thượng đế giáng trần từ thời nhà Hán, ít nhất là từ năm 165 công nguyên, như Lão tử minh đã ghi.

Đọc quyển La Divinisation de Lao Tseu dans le Taoïsme des Han của Anna K. Seidel do École Française d’Extrême Orient xuất bản năm 1969 với những tài liệu chứng minh một cách hết sức hùng hồn, ta liền thấy lập luận của Wieger không đứng vững. Ta nên nhớ đạo Lão bắt đầu thịnh từ thời Hán Vũ đế (140-87 trước công nguyên). Còn giáo phái Nestorianisme chỉ được truyền vào Trung Hoa khoảng năm 635 đời Đường Thái tông. [87] Như vậy muốn hiểu sự kiện «Lão tử được coi là một phân thân của Thượng đế giáng trần» cho đứng đắn, ta phải giải thích như sau:

(1) Xưa nay các thượng trí, thượng nhân đều tin rằng Trời chẳng xa người.

(2) Thiên đạo hay huyền học, chỉ cốt dạy người chân lý thiết yếu ấy.

(3) Thánh nhân, chân nhân là những người đã sống phối kết với Thượng đế, vì thế nên được đồng hóa với Trời. Huyền thoại về Lão tử ở Trung Hoa là một bằng cứ. Huyền thoại về Krishna trong Bhagavad-Gita là một bằng cứ khác. Các nhà huyền học Hồi giáo cũng thường xưng mình là Chân lý, là Thượng đế. Al-Hallaj, một thánh nhân Hồi giáo thường xưng mình là Chân lý, là Trời nên đã bị cầm tù từ năm 915 đến ngày 23 tháng 3 năm 922 thì bị xử tử vì tội dám phối hợp lẫn lộn trời người (confondre le divin et l’humain) gây hoang mang cho mọi người. [88]

Al-Hallaj đã nói: «Ta là đấng ta yêu, Đấng ta yêu là ta. Chúng ta là hai thần trong một xác. Nếu bạn thấy ta bạn sẽ thấy ngài, nếu bạn thấy ngài, bạn sẽ thấy ta.» Ta có thể dịch thành thơ như sau:

Ta cùng với đấng ta yêu,

Hai đàng là một, khôn chiều qua phân.

Một thân mà có hai thần,

Thấy ta, thấy Chúa cũng ngần ấy thôi. [89]

Kỳ lạ thay những lời lẽ này có âm hưởng như lời lẽ trong Phúc âm Jean: «Ai đã thấy ta, tức là thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi? Ngươi, há không tin rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta hay sao?» [90]

Sự tháo gỡ những huyền thoại về Lão tử, cho ta trông thấy rõ căn cơ con người, mà Lão tử là một tượng trưng, và định mệnh con người, mà Lão tử là một trong những người đã thực hiện được. Nó cũng giúp ta hiểu rõ nhiều huyền thoại của các đạo giáo thế giới. Bàn cãi rộng hơn cũng không lợi gì thêm. Ta có thể tạm kết thúc bằng một lời trong sách Khải huyền (Apocalypse): «Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi Ngài.» [91]

Hàm Cốc Quan: Quan lệnh Doãn Hỉ bái Lão Tử, xin Lão Tử viết quyển Đạo Đức Kinh
Hàm Cốc Quan: Quan lệnh Doãn Hỉ bái Lão Tử, xin Lão Tử viết quyển Đạo Đức Kinh

Xem tiếp: Đại cương đạo đức kinh >>

CHÚ THÍCH

[35] Lão tử biến hóa kinh. (Manuscrit de Touen hoang MS. Stein Londres) 2295, do Vương Trù 王 儔 chép và được một đạo sĩ ở Huyền Đô xem lại. Ngày 14 tháng 8 âm lịch, năm Đại Nghiệp thứ 8 đời Tùy Dương đế (605-618) tức là ngày 14. 9. 612 Công nguyên. Bản kinh này viết rất khó hiểu, nhiều khúc lại mất. Ông M. Yosioka và ông M. Obuchi có đề cập bản kinh này nhưng không sửa lại. A. K. Seidel đã lược dịch trong sách La divinisation de Lao Tseu dans le Taoïsme des Han (tr. 60-73). Bản văn cũng được chụp lại nơi cuốn sách trích dẫn. Đây tôi cũng chỉ dịch thoát nghĩa đại khái mà thôi.

[36] Quan hồ hỗn hợp chi vị biệt 觀 乎 混 合 之 未 別.

[37] Khuy thanh trọc chi vị phân 窺 清 濁 之 未 分.

[38] Hoảng hốt thanh trọc 慌 忽 清 濁.

[39] Phương khẩu hậu thần 方 口 厚 唇.

[40] Kiên ngạch hữu tam ngũ đại lý 肩 額 有 三 五 大 理.

[41] Túc đạo 足 蹈.

[42] Thủ bả thập văn 手 把 十 文.

[43] Đào dã hư vô 陶 冶 虛 無.

[44] Khâm đới bát cực 衿 帶 八 極.

[45] Thiên phúc địa tải 天 覆 地 載.

[46] Hô hấp lục giáp 呼 吸 六 甲.

[47] Xá ngự Kiền Khôn 吒 御 乾 坤.

[48] Thủ bả tích trượng 手 把 錫 杖.

[49] Nguyên văn là chữ 槃.

[50] Anna K. Seidel chữa thành chữ bàn 槃 có bộ nạch 疒.

[51] Nguyên văn là chữ thế 世.

[52] Câu 29 này đại khái nói: phải mất hai mươi chín ngày hay một tháng mới thực hành được «sinh đạo» 生 道 của Lão tử.

[53] Thời Phục Hi 伏 羲 ngài tên Ôn Sảng tử 溫 爽 子.

[54] Thời Thần Nông 神 農, ngài tên Xuân Thành tử 春 成 子 hay Trần Dự 陳 豫.

[55] Thời Chúc Dung 祝 融 , ngài tên Quảng Thành tử 廣 成 子.

[56] Thời Chuyên Húc 顓 頊 ngài tên Xích Tinh tử 赤 精 子.

[57] Thời Đế Cốc 帝 嚳 ngài tên Chân tử 真 子.

[58] Thời Hoàng đế 黃 帝 ngài tên Thiên Lão 天 老.

[59] Thời Nghiêu 堯 ngài tên Mậu Thành tử 茂 成 子 .

[60] Thời Thuấn 舜 ngài tên Khoách Thúc tử 廓 叔 子.

[61] Thời vua Vũ 禹 nhà Hạ 夏, ngài tên Lý Nhĩ 李 耳.

[62] Thời vua Thang 湯 nhà Ân 殷 ngài tên Tư Cung 斯 宮.

[63] Thời vua Văn 文 nhà Chu 周 ngài giữ chức «Tiên vương quốc trụ hạ sử.» 先 王 國 柱 下 吏.

[64] Đời Võ vương 武 王 ngài tên Vệ Thành tử 衛 成 子.

[65] Đời Thành vương 成 王 ngài tên Thành tử 成 子.

[66] Năm Nguyên Khang 元 康 thứ 5 (đời Khang Vương năm 1075).

[67] Thời Tần 秦 tên ngài là Kiển Thúc tử 蹇 叔 子.

[68] Thời Đại Hồ 大 胡, tên ngài là Phù Khánh quân 浮 慶 君.

[69] Thời Hán, tên ngài Vương Phương Bình 王 方 平.

[70] Năm Dương Gia 陽 加 thứ 4 (132 công nguyên) ngài hiện ra ở Thành Đô 成 都, trên núi Biển Tước Minh 鶣 爵 鳴 山.

[71] Năm Kiến Khang nguyên niên 建 康 元 年 (144 công nguyên) ngài biến hóa trên núi Bạch Lộc 白 鹿 .

[72] Năm Thái Sơ nguyên niên 太 初 元 年 (146 công nguyên) ngài hiện ra ở đền Bạch Lộc, tên ngài là Trọng Y 仲 伊 .

[73] Năm Kiến Hòa 建 和 thứ 2 (148 công nguyên) ngài hiện ra nơi cửa đông Thành đô 城 都.

[74] Năm Vĩnh Thọ nguyên niên 永 壽 元 年 (155 công nguyên) ngài hiện ra trên núi Bạch Lộc 白 鹿 xưng là Bộc Nhân đại hiền 僕 人 大 賢.

[75] Ba mươi năm sau người ta dựng miếu tại núi Bạch Lộc thờ ngài và xưng ngài là Thiên Phó.

[76] Suivant quelques-uns, sa mère le porta 72 ans; quand il naquit il sortit en fendant le côté de gauche de sa mère. Il avait la tête blanche à sa naissance: C’est pourquoi on l’appelle Lao Tseu. (Cf. Thần Tiên Luận, k1, 1b). Xem Henri Maspero, Le Taoïsme, p. 177.

[77] Lão tử ly hợp ư Hỗn độn chi khí, dữ tam quang vi chung thủy. 老 子 離 合 於 混 沌 之 氣, 與 三 光 為 終 始 (Lão tử minh, đoạn 2).

[78] Vân: Tiên thiên địa nhi sinh, nãi thủ chân, cưỡng thọ, hoạch ngũ phúc chi sở trí dã. 云 先 天 地 而 生,乃 守 真 養 壽, 獲 五 福 之 所 致 也 (Lão tử minh, đoạn 3).

[79] Il établit le Grand Commencement, Il circule dans la Grande Origine. Il contemple le chaos primordial avant son ouverture, il est en harmonie hors de la distinction du pur et du trouble. (Lão tử biến hóa kinh, câu 1 và 2, bản dịch của Anna K. Seidel, trong Anna K. Seidel, La divinisation de Lao Tseu dans le Taoïsme des Han, p. 61. Trong quyển Tiếu đạo luận 笑 道 論 của Chân Loan 甄 鸞(570 cn) cũng ghi: Lão tử đã phân thân để sinh xuất vạn hữu, y như Bàn Cổ. (LaoTseu transforma son corps. Son œil gauche devint le soleil, son œil droit devint la lune, sa tête devint le mont K’ouenlouen, sa barbe devint les planètes et les mansions; ses os devinrent les dragons; sa chair devint les quadrupèdes, ses intestins devinrent les serpents; son ventre devint la mer; ses doigts devinrent les Cinq Pics; ses poils devinrent les arbres et les herbes, son cœur devint (la constellation du) Dais-Fleuri; et ses deux reins, s’unissant, devinrent le Père et la Mère du Réel On Zhenyao fumu 真 要 父 母 (Chân yếu phụ mẫu) H. Maspero, Le Taoïsme, p. 108).

[80] Il vit longtemps et ne meurt pas, il ne fait qu’anéantir sa forme. Lão tử biến hóa kinh, câu 23, bản dịch.

[81] Thiên địa dữ ngã tịnh sinh, nhi vạn vật dữ ngã vi nhất. 天 地 與 我 並 生, 而 萬 物 與 我 為 一 Nam Hoa kinh, chương 2, đoạn E.

[82] Matt. 22, 42-45; Marc 12, 35-37; Luc 20, 41-44.

[83] Kinh thư, Nghiêu điển, Thuấn điển.

[84] Wieger, Textes historiques, Tome I, p. 445.

[85] Wieger, Textes historiques, Tome I, p. 457.

[86] Tam hiệu tuy thù, bản đồng nhất dã. 三 號 雖 殊, 本 同 一 也 Wieger, Taoïsme, Tome I, p. 20.

[87] Wieger, Textes historiques, Tome II, p. 1329.

Trong quyển Thăng huyền kinh 昇 玄 經 viết khoảng thế kỷ thứ 3 hay thứ 4 công nguyên cũng đã đề cập vấn đề «Tam vị nhất thể». Maspero dịch như sau: L’immortel Dou Ziming 竇子明 (Đậu Tử Minh) demanda: «Bien que j’observe respectueusement la pratique de «garder» les Trois Uns, je n’ai jamais pu comprendre. Je souhaite que vous me l’expliquiez, pour que désormais je l’étudie et puisse connaître l’essentiel. Le maître de la Loi dit: Les Trois Uns, c’est juste Un seulement. (C’est parce que) dans les trois lieux (différents où il réside) on lui donne des noms (différents) qu’on appelle les Trois Uns» 三 一 (Tam Nhất). H. Maspero, Le Taoïsme, p. 140)

[88] Cf. Henri Corbins, Histoire de la Philosophye islamique, p. 277.

[89] Je suis celui que j’aime, et celui que j’aime est moi.

 Nous sommes deux esprits infus en un seul corps.

 Si tu me vois, tu le vois; et si tu le vois, tu me vois.

 (Le divin Al Hallaj, ed. Massignon, p. 57; Marijan Molé, Les Mystiques musulmans, p. 70)

[90] Jean 14, 9-10.

[91] Apocalypse 3, 21.