Tiêu sử Lão Tử theo Lão Tử Minh

  1. TIỂU SỬ LÃO TỬ THEO LÃO TỬ MINH[31]

LÃO TỬ MINH 老 子 銘

Bài trước: Tiểu sử Lão Tử phần đầu

Hán văn:

第 一 段

老 子 姓 李 字 伯 陽 楚 相 縣 人 也. 春 秋 之 後 周 分 為 二 稱 東 西 君 晉 六 卿

專 征 與 齊 楚 並 僭 號 為 王 以 大 并 小 相 縣 虛 荒 今 屬 苦. 故 城 猶 在 在 賴

鄉 之 東 渦 水 處 其 陽 其 土 地 鬱 螉 高 敝 宜 生 有 德 君 子 焉. 老 子 為 周 藏

室 史.當 幽 王 時 三 川 實 震 以 夏 殷 之 季, 陰 陽 之 事 鑒 喻 時 王 孔 子 以 周

靈 王 廿 (混 元 作 二 十 一 ) 年 生. 至 景 王 十 年 年 十 有 七 學 禮 於 老 聃 計

其 年 紀 聃 時 以 一 百 餘 歲 聃 然 老 耄 也. 孔 子 卒 後 百 廿 九 年 或 謂 周 太

史 為 老 子 莫 知 其 所 終

第 二 段

其 二 篇 書 稱 天 地 所 以 能 長 且 久 者 以 不 自 生 也 厥 初 生 民 遺 體 相 續

其 死 生 之 義 可 知 也 或 有 谷 神 不 死 是 謂 玄 牝 之 言 由 是 世 之 好 道 者

觸 類 而 長 之 與 老 子 離 合 於 混 沌 之 氣 與 三 光 為 終 始 觀 天 作 讖 降 升

斗 星 隨 日 九 變 與 時 消 息 規 矩 三 光. 四 靈 在 旁 存 想 丹 田 太 一 紫 房 道

成 身 化 蟬 蛻 渡 世. 自 羲 農 以 來 為 聖 也 作 師 班 固 以 老 子 絕 聖 棄 智 禮

為 亂 首 與 仲 尼 道 違 述 漢 書 古 今 人 表. 檢 以 法 度 抑 而 下 之 與 楚 子 西

同 科 材 不 及 荀 卿 孟 軻. 二 者 之 論 殊 矣 所 謂 道 不 同 不 相 為 謀 也.

第 三 段

延 熹 八 年 八 月 甲 子 皇 上 尚 德 弘 道 含 閎 光 大 存 神 養 性 意 在 凌 雲 是

以 僭 心 黃 軒 同 符 高 宗 夢 見 老 子 尊 而 祀 之 于 時 陳 將 邊 韶 典 國 之 禮

材 薄 思 淺 不 能 測 度 至 人 辯 是 與 非 按 據 書 籍 以 為 老 子 生 於 周 之 末

世 玄 虛 守 靜 樂 無 名 守 不 德 危 高 官 安 下 位 遺 孔 子 以 仁 言 避 世 而 隱

居 變 易 姓 名 惟 恐 見 知 夫 日 以 幽 明 之 節 月 以 虧 盈 自 成 損 益 盛 衰 之

原 倚 伏 禍 福 之 門 天 道 惡 盈 而 好 謙 蓋 老 子 勞 不 定 國 功 不 加 民 所 以

見 隆 崇 于 今 為 時 人 所 以 享 祀 乃 昔 日 逃 祿 處 微 損 之 又 損 之 之 餘 昨

也 顯 虛 無 之 清 寂 云 先 天 地 而 生 乃 守 真 養 壽 獲 五 福 之 所 致 也 敢 演

而 明 之.

第 四 段

其 辭 曰 : 於 惟 玄 德 抱 虛 守 清 樂 居 下 位 祿 執 不 盈 為 繩 能 直 屈 之 可 縈.

三 川 之 對 舒 憤 散 逞. 陰 不 填 陽 孰 能 滯 并. 見 機 而作 需 郊 出 坰. 肥 遁 之

吉 避 世 隱 聲. 見 迫 遺 言 道 德 之 經. 譏 時 微 喻 尋 顯 推 冥. 守 一 不 失 為 天

下 正. 處 厚 不 薄 居 實 含 榮. 稽 式 為 重 金 玉 是 輕. 絕 嗜 去 欲 還 歸 嬰 兒 皓

然 歷 載 莫 知 其 情. 頗 違 法 言 先 民 之 程. 要 以 無 為. 大 化 用 成 進 退 無 恆.

錯 綜 其 貞. 以 智 為 愚 充 而 不 盈. 大 人 之 度 非 凡 所 訂. 九 等 之 敘 何 足 累

名. 同 光 日 月 合 之 五 星. 出 入 丹 爐 呼 吸 至 精. 世 不 能 原 仰 其 永 生. 天 人

秩 祭 以 昭 厥 靈. 羨 彼 延 期 勒 石 是 旌.

Phiên âm:

ĐỆ NHẤT ĐOẠN

Lão tử tính Lý, tự Bá Dương, Sở Tương huyện nhân dã. Xuân thu chi hậu, Chu phân vi nhị, xưng Đông, Tây quân. Tấn lục khanh chuyên chinh, dữ Tề Sở tịnh tiếm hiệu vi vương. Dĩ đại tính tiểu, Tương huyện hư hoang, kim thuộc Khổ. Cố thành do tại. Tại Lại hương chi đông oa thủy xứ kỳ dương, kỳ thổ địa uất ông cao tệ, nghi sinh hữu đức quân tử yên. Lão tử vi Chu tử tàng thất sử. Đương U vương thời, tam xuyên thật chấn dĩ Hạ Ân chi quí, âm dương chi sự, giám dụ thời vương. Khổng tử dĩ Chu Linh vương trấp (Hỗn nguyên tác: nhị thập nhất) niên sinh. Chí Cảnh vương thập niên, niên thập hữu thất, học Lễ ư Lão Đam. Kế kỳ niên kỷ, Đam thời dĩ nhất bách dư tuế. Đam nhiên lão mạo dã. Khổng tử tốt hậu bách trấp cửu niên, hoặc vị Chu thái sử vi Lão tử, mạc tri kỳ sở chung.

ĐỆ NHỊ ĐOẠN

Kỳ nhị thiên thư xưng: thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ bất tự sinh dã. Quyết sơ sinh dân, di thể tương tục, kỳ tử sinh chi nghĩa khả tri dã. Hoặc hữu Cốc thần bất tử, thị vị Huyền tẫn chi ngôn. Do thị thế chi hiếu đạo giả, xúc loại nhi trưởng chi, dĩ Lão tử ly hợp ư hỗn độn chi khí, dữ tam quang vi chung thủy, quan thiên tác sấm, giáng thăng đẩu tinh. Tùy nhật cửu biến, dữ thời tiêu tức, qui củ tam quang. Tứ linh tại bàng, tồn tưởng đan điền. Thái nhất tử phòng, đạo thành thân hóa. Thiền thoát độ thế. Tự Hi Nông dĩ lai, vi thánh giả tác sư. Ban Cố dĩ Lão tử tuyệt thánh khí trí lễ vi loạn thủ, dữ Trọng Ni đạo vi, thuật Hán thư cổ kim nhân biểu, kiểm dĩ pháp độ, ức nhi hạ chi, dữ Sở Tử Tây đồng khoa, tài bất cập Tuâân Khanh Mạnh Kha. Nhị giả chi luận thù hĩ. Sở vị đạo bất đồng bất tương vi mưu dã.

ĐỆ TAM ĐOẠN

Diên Hi bát niên, bát nguyệt Giáp Tí, Hoàng thượng, thượng đức hoằng đạo, hàm hoằng quang đại, tồn thần dưỡng tính, ý tại lăng vân. Thị dĩ tiềm tâm Hoàng Hiên, đồng phù Cao tông, mộng kiến Lão tử, tôn nhi tự chi. Vu thời Trần tướng Biên Thiều, điển quốc chi lễ, tài bạc tư thiển, bất năng trắc độ chí nhân, biện thị dữ phi, án cứ thư tịch, dĩ vi Lão tử sinh ư Chu chi mạt thế, huyền hư thủ tĩnh, lạc vô danh, thủ bất đức, nguy cao quan, an hạ vị.

Di Khổng tử dĩ nhân ngôn, tị thế nhi ẩn cư. Biến dịch tính danh duy khủng kiến tri. Phù nhật dĩ u minh vi tiết, nguyệt dĩ khuy doanh tự thành, tổn ích thịnh suy chi nguyên, ỷ phục họa phúc chi môn. Thiên đạo ố doanh nhi hiếu khiêm. Cái Lão tử lao bất định quốc, công bất gia dân. Sở dĩ kiến long sùng vu kim, vi thời nhân sở dĩ hưởng tự, nãi tích nhật đào lộc xử vi, tổn chi hựu tổn chi chi dư tạc dã. Hiển hư vô chi thanh tịch, vân tiên thiên địa nhi sinh, nãi thủ chân dưỡng thọ, hoạch ngũ phúc chi sở trí dã. Cảm diễn nhi minh chi.

ĐỆ TỨ ĐOẠN

Kỳ từ viết: Ư duy huyền đức bão hư thủ thanh, lạc cư hạ vị, lộc chấp bất doanh, vi thằng năng trực, khuất chi khả oanh. Tam xuyên chi đối, thư phẫn tán trình. Âm bất điền Dương, thục năng trệ tính. Kiến cơ nhi tác, nhu giao xuất quynh. Phì độn chi cát tị thế ẩn thanh. Kiến bách di ngôn, đạo đức chi kinh. Ky thì vi dụ, tầm hiển suy minh. Thủ nhất bất thất, vi thiên hạ chính. Xử hậu bất bạc, cư thật hàm vinh. Kê thức vi trọng, kim ngọc thị khinh. Tuyệt thị khứ dục, hoàn qui anh nhi. Hạo nhiên lịch tải mạc tri kỳ tình. Phả vi pháp ngôn, tiên dân chi trình. Yêu dĩ vô vi. Đại hóa dụng thành, tiến thoái vô hằng. Thác tống kỳ trinh. Dĩ trí vi ngu, sung nhi bất doanh. Đại nhân chi độ, phi phàm sở đính. Cửu đẳng chi tự, hà túc lụy danh. Đồng quang nhật nguyệt, hợp chi ngũ tinh. Xuất nhập đơn lô, hô hấp chí tinh. Thế bất năng nguyên, Ngưỡng kỳ vĩnh sinh. Thiên nhân trật tế, dĩ chiêu quyết linh, tiện bỉ diên kỳ, lặc thạch thị tinh.

Dịch:

  1. Lão tử tính lý, tự Bá Dương, người huyện Tương nước Sở. Sau thời Xuân thu, Chu triều chia làm hai gọi là Đông quân, Tây quân. Lục khanh nước Tấn tự ý động binh gây chinh chiến. Tấn cùng với Tề, Sở tự xưng vương. Nước lớn thôn tính nước nhỏ. Huyện Tương trở nên hoang vu, ngày nay thuộc Khổ. Thành lũy cũ nay hãy còn. Phía đông làng Lại có con sông chảy qua. Vùng này là một cao nguyên cỏ cây tươi tốt, dễ sinh ra một bậc thượng nhân tài đức. Lão tử là quan coi thư viện nhà Chu. Thời U vương, vùng ba sông bị động đất. Lão tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua. Khổng tử sinh năm 20 thời Linh vương. Đến năm Cảnh vương thứ mười, Khổng tử, mới 17 tuổi, đến học lễ với Lão Đam. Nếu ta tính tuổi, thì khi ấy Lão Đam đã hơn 200 tuổi. Đam nghĩa là đạo mạo, lão mạo. Có người quả quyết rằng, 129 năm sau khi đức Khổng mất Chu Thái sử Đam cũng chính là Lão tử. Nhưng không ai biết Ngài mất bao giờ.
  2. Trong quyển sách chia làm hai thiên của ngài có chép: «Nếu trời đất trường cửu, chính là vì không vì mình sống.» Từ khi có loài người đến nay, thể xác nối tiếp nhau. Như vậy là biết ngài (Lão tử) nghĩ thế nào về tử sinh. Vì trong sách ngài có câu: «Cốc thần bất tử, thị vị Huyền tẫn.» cho nên những người yêu Đạo mới nhân đấy mà luận về Lão tử như sau:

Ngài cùng với Hỗn nguyên ly hợp,

Với tam quang, ngài vượt thời gian.

Trông trời, đoán vận trần hoàn,

Bảy vì tinh đẩu, nhẹ nhàng xuống lên.

Cùng với ngày, biến thiên chín bận,

Tùy theo mùa, khi giảm khi tăng.

Tinh huy, qui củ chuẩn thằng,

Tứ linh, tứ tượng vốn hằng chầu bên.

Ngưng thần khí, đơn điền não bộ,

Cung nê hoàn mấy độ tiêu dao.

Sánh vai Thái nhất ra vào,

Đạo thành, thân thoát, từ bao độ đời.

Từ Hi, Nông, đến thời hiện tại,

Bao thánh hiền, ngài mãi là thầy…

Ban Cố [32] vì thấy Lão tử khinh thường kiến văn, coi nghi lễ là đầu mối loạn, không cùng đường lối với đức Khổng, nên khi lập đồ biểu liệt kê nhân vật cổ kim trong Hán thư đã hạ Lão tử xuống ngang hàng với Tử Sản nước Sở, và dưới hàng Mạnh tử, Tuân tử. Như vậy hai bên (phe của Ban Cố, phe của Lão giáo) có quan niệm khác nhau, chính là vì «khác đạo với nhau thì không cộng tác với nhau được.»

III. Năm Diên Hi thứ 8, tháng 8, ngày Giáp tý,[33] Hoàng thượng, vì chuộng đức, ước mong tiến tới chỗ tinh hoa cao đại, nên đã tồn thần dưỡng tính, để vươn lên đến chốn cửu tiêu. Chính vì thế nên Ngài đã tiềm tâm học đạo Hoàng Hiên [34] Ngài như Cao tông đã nằm mộng thấy Lão tử nên đã tôn sùng và tế lễ Lão tử. Lúc này Biên Thiều tôi, đang làm tướng nước Trần, nên chủ sự cuộc tế lễ ở đây. Tôi tài hèn trí mọn không thấy hiểu được bậc chí nhân cũng không biết biện phân phải trái, nên chỉ dựa vào thư tịch mà chủ trương:

Đức Lão tử sinh thời Chu mạt.

Yêu hư vô, mà bạn thanh nhàn,

Không cầu danh với thế gian,

Không ưa những thói phô phang đức tài.

Coi chức trọng là nơi nguy hiểm,

Vui sống trong chốn kém, chốn hèn,

Tặng cho đức Khổng lời khuyên,

Giã từ thế tục, lâm tuyền ẩn cư.

Thay họ mạc cũng như danh tánh,

Sợ đời hay, nên lánh chuyện đời.

Vừng dương sáng tối lần hồi,

Vầng trăng tròn khuyết đầy vơi tương tùy.

Thêm với bớt thịnh suy ấy gốc,

Và trên đời họa phúc theo nhau,

Trời kia nào thích đầy đâu,

Mà thương những kẻ gót đầu khiêm cung.

Theo Lão tử, lao lung vất vả,

Định giang sơn mấy nả mà mong?

Vì dân xin chớ kể công,

Công lênh rôùt cuộc cũng không ích gì.

Ngài nay được tôn suy, sùng thượng,

Chính vì xưa chẳng tưởng công danh,

Một ngày một giảm công trình,

Sống trong hư tĩnh, siêu linh tuyệt vời.

Rằng ngài trước đất trời sinh xuất,

Chính vì ngài chẳng mất lòng son,

Thiên chân giữ được vẹn tròn,

Cho nên ngũ phúc chẳng còn thiếu chi.

Nên tôi mạn mà ghi tiếp tục:

  1. Đức độ ngài rất mực cao siêu,

Hư không, thanh tĩnh đến điều,

Ưa nơi thấp kém, chê chiều quang hoa.

Giây khi thẳng, thời đà thẳng dẵng,

Nhưng đem khoanh cũng chẳng ngại cong,

Trời làm chấn động ba sông,

Can vua, vả khiến cho lòng dân an.

Nếu Âm chẳng lăng loàn lấn át,

Át Dương kia, tan tác sao sinh?

Cơ suy vừa lộ mối manh,

Thời đà rũ áo, ẩn mình từ đây.

Người nài nỉ: ra tay sáng tạo,

Đạo đức kinh di cảo dạy đời.

Nhẹ nhàng chỉ trích đương thời,

Đem điều sáng sủa soi nơi mịt mùng.

Cùng Thái nhất thủy chung bầu bạn,

Treo cho đời gương sáng chính trung.

Dặn dầy, chân thực thời ưng,

Mỏng manh hào nháng thời không ngó ngàng.

Ưa cốt cách, bạc vàng rẻ rúng.

Bao dục tình chặn đứng mới nghe.

Trở về trạng thái Anh nhi,

Mái sương vượt quá hạn kỳ trần gian.

Hành tung ngài, khó toan, khó luận,

Luật gian trần chẳng bận niềm riêng,

Khinh phiêu phơi phới tự nhiên,

Vô vi, vô dục biến thiên mặc tình.

Tiến hay thoái phiêu linh tùy tiện,

Tùy thời cơ thiên biến vạn năng.

Xá chi kiến thức gian trần,

Dẫu đầy mà vẫn ngỡ rằng còn vơi.

Bậc đại nhân siêu thời xuất thế,

Kẻ phàm phu, hồ dễ mà hay.

Uổng công xếp hạng nọ này,

Miệng phàm hồ dễ xấu lây danh người.

Cùng nhật nguyệt chói ngời sáng láng,

Cùng ngũ tinh chiếu rạng quang huy.

Vào ra nơi chốn đan trì,

Huỳnh đình lên xuống muôn bề khinh phiêu.

Cùng lưu tục chẳng điều quyến luyến,

Dấu phong quang làm biến hình hài.

Chắt chiu ôm ấp tính trời,

Muôn nghìn biến hóa theo đòi thần minh.

Hô hấp khí khinh thanh thuần túy,

Trong trần hoàn hồ dễ ai hay,

Vĩnh sinh ấy chính là ngài,

Đời rằng ngài với đất trời trường sinh.

Vua tế tự linh đình bày biện,

Để oai ngài trình hiện muôn nơi,

Tôi nay muốn để tiếng Người.

Cho nên ghi tạc những lời ngợi khen.

Xem tiếp: TIỂU SỬ ĐỨC LÃO TỬ THEO LÃO TỬ BIẾN HÓA KINH

CHÚ THÍCH

[31] Bia này do Biên Thiều 邊 韶, quan cai xứ Trần 時 陳 khắc ngày Giáp tí năm Diên Hi 延 熹 thứ 8 (24. 9. 165) đời vua Hán Hoàn đế 漢 桓 帝 (147-168) và được dựng tại đền thờ Lão tử, tại Khổ huyện. Có thể chia Lão tử minh thành bốn phần:

  1. Đời sống gian trần của Lão tử
  2. Tín ngưỡng của những người theo đạo Lão. Họ coi:

   – Lão tử là Thượng đế có trước đất trời.

   – Lão tử là chẩn nhân đắc đạo.

   – Lão tử đem đạo dạy người.

  1. Trong trường hợp nào đã khắc bia này.
  2. Bi ký thực sự.

   Ghi chú: Ta thấy văn chương của bi ký này lắm đoạn rất tầm thường.

[32] Ban Cố 班 固sinh năm 32 chết năm 92 công nguyên, đời Hán Minh đế 漢 明 帝.

[33] 24 tháng 9 năm 165 công nguyên.

[34] Hoàng đế 黃 帝 (Hiên Viên).