Ngũ luân chính là một trong những giáo huấn tinh hoa nhất ngay trong trí tuệ của Thánh Hiền suốt hơn 4.000 năm nay, chính là luân thường đại đạo. Gọi là “Phụ Tử hữu thân, Quân Thần hữu nghĩa, Phu Phụ hữu biệt, Trưởng Ấu hữu tự, Bằng Hữu hữu tín” (Cha con có tình thân, Vua tôi có đạo nghĩa, Vợ chồng có khác biệt, Lớn nhỏ có thứ tự, bạn bé có tín nghĩa).

Thưa các bạn, trong ngũ luân thì cái luân nào là quan trọng nhất? Bạn cảm thấy cái luân nào là quan trọng nhất? “Cha con“. Còn gì nữa? “Vợ chồng“. Thưa các bạn, chúng ta đi phân tích một chút, có phụ huynh nói Cha – con là quan trọng nhất, tôi hỏi họ rằng, Cha – con từ đâu đến? Liệu có phải là đi trên đường tìm một người rồi nói “Nào, con hãy làm con của ta nhé“, không thể nào, đây rất không tự nhiên. Quan hệ Ngũ luân là tự nhiên phát triển ra, cho nên có Vợ Chồng rồi mới có Cha Con, sau đó đến Anh Em. Mà một cặp vợ chồng nếu như chung sống hoà hợp thì bầu không khí trong gia đình rất tốt, trẻ nhỏ ở dưới bầu không khí đó mà trưởng thành, xin hỏi đối với cha mẹ có hiếu kính không? Có. Anh em có yêu thương đùm bọc không? Có. Ở trong bầu không khí hài hoà này mà trưởng thành, nhân cách của con trẻ sẽ phát triển vô cùng toàn diện.

Cha mẹ tôi từ nhỏ chưa hề cãi nhau một lời nào trước mặt chúng tôi, ở chỗ riêng tư thì tôi không biết. Nhưng theo sự hiểu biết của chúng tôi đối với mẹ tôi thì tôi xác định cũng không cãi nhau một lời nào. Bởi vì mẹ tôi có một bài tập làm được rất tốt, gọi là gì? Gọi là Nhẫn. Nhẫn thì phải nhẫn đến khi nào nhỉ? Bạn nhìn xem chữ Nhẫn (忍) này, là chữ Hán, phía trên là một lưỡi dao, phía dưới là một bộ tâm, nhẫn phải nhẫn đến mức cái dao này đâm vào tim cũng phải như như bất động, vẫn có thể nhẫn xuống được, có một phụ huynh nói:

“Thầy Thái, văn hoá truyền thống rất tốt, nhưng mà nhẫn đến rốt cục phải nhẫn đến lúc nào?”

Tôi nói với cô ấy: “Cô nhất định phải nhẫn đến núi lửa bùng phát, sau đó nhẫn đến công lao đổ sông đổ biển, nhẫn không nổi lại nổi nóng trở lại, nói tôi đã nhẫn anh bao nhiêu lâu rồi anh có biết không?”

Chuyện xưa chuyện cũ cứ thế tuôn ra tuốt tuồn tuột, đây thật sự là công lao đổ sông đổ biển. Cho nên nhẫn thì phải nhẫn cho minh bạch, nhẫn thì phải nhẫn được vì đại cục mà suy nghĩ, vì con cái, vì chính mình, cũng vì gia đình. Mà khi bạn thật sự nhẫn xuống được, thật sự lui một bước, dần dần người nhà bạn sẽ cảm nhận được sự khoan dung của bạn, đức hạnh của bạn, thì sẽ thức tỉnh được tâm xấu hổ của họ, thức tỉnh được lương tâm của họ. Thánh hiền nhân không chỉ dùng miệng để khuyên người, mà còn dùng lực hành, hành vi để cảm động người khác, để chuyển hoá người nhà, chuyển hoá xã hội đất nước, họ xác thật là làm được, chúng ta cũng có thể làm được.

Cho nên vợ chồng, cái luân này mà chính, cái luân vợ chồng này sắp xếp cho chính rồi thì Cha Con sẽ Thân. Phụ Tử có Thân rồi thì con cái đối với cha mẹ sẽ biết cảm ân, khi chúng bước vào xã hội sẽ gặp được người lãnh đạo tốt, người lãnh đạo sẽ giúp bạn dẫn dắt, tâm trung thành của nó đối với người sẽ như vậy mà sinh ra. Một người mà ngay cả cha mẹ mình còn bất hiếu, họ trung thành với bạn, bạn có tin được không? Cho nên dân gian có một câu nói rất có triết lý gọi là “trung thần xuất thân từ nhà của người con hiếu thảo“, không phải là không có đạo lý. Anh em thương yêu đùm bọc, anh em ở trong nhà biết hỗ trợ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, họ vừa bước ra xã hội hoặc là đang đi học gặp được một số bạn bè đồng học, họ sẽ rất tự nhiên mà biết giúp đỡ người khác, thì họ đối với bạn bè tự nhiên sẽ có tín nghĩa. Cho nên đạo vợ chồng quá quan trọng, vợ chồng vừa chính thì ngũ luân đều chính. Mà đạo vợ chồng hiện nay, tình trạng cái luân vợ chồng này như thế nào, tình trạng có tốt không? Tình trạng không tính là rất tốt được. Cho nên chỉ cần vợ chồng có vấn đề, toàn bộ xã hội sẽ có vấn đề. Một gia đình giống như một tế bào, một xã hội giống như một bộ phận trong cơ thể. Trong tế bào quan trọng nhất chính là vợ chồng, tế bào hỏng rồi thì xã hội sẽ như thế nào? Bộ phận trong cơ thể hỏng rồi, xã hội cũng sẽ loạn. Kết hợp của vợ chồng phải có trách nhiệm đối với thế hệ sau, có trách nhiệm đối với xã hội.

Lần đầu tôi ăn cơm cùng một số bạn bè ở Hải Khẩu, khi ăn cơm mọi người ngồi chung một bàn, trong đó 4 người là nữ. Kết quả tìm hiểu thì ba người đã ly hôn rồi, một người chuẩn bị muốn ly hôn. Chúng ta đọc sách Thánh Hiền thì phải nỗ lực kéo cơn sóng dữ, bởi vì ngoài ra con trai của cô đó mới 1 tuổi, chúng ta không hi vọng lại thấy bi kịch tiếp theo. Bên ngoài thì là đang ăn cơm, trên sự thật trong đầu tôi đang nghĩ phải nên nói với với họ như thế nào, bữa ăn không thể ăn không được. Cho nên khi cuộc nói chuyện vừa chuyển, tôi liền nói vợ chồng chung sống với nhau có một chân lý, câu nói này làm được đảm bảo đến đầu bạc răng long, mắt cô bạn này liền mở rất là to, đôi tai cũng dựng lên rồi. Tôi liền nói, là câu chân lý nào? Sau khi kết hôn, chỉ nhìn ưu điểm của đối phương, không nhìn khuyết điểm của đối phương, chỉ nhìn ưu điểm mà không nhìn khuyết điểm! Thưa các bạn ở Sán Đầu, biểu hiện của các bạn khiến tôi rất cảm động, các bạn nghe đều rất tiếp nhận. Câu nói này của tôi vừa nói ra, lông mày đồng nghiệp đó của chúng ta nhíu lại, cô ấy nói, Thầy Thái, quá khó ạ! Có khó không? Trẻ nhỏ nói không khó. Chúng tôi có một đứa bé học kinh điển, học được 2 tháng, khi về nhà nói với mẹ rằng:

“Mẹ ơi, hai tháng nay chơi đàn violon, mẹ nói chơi 1 tiếng, kỳ thật con chỉ chơi có nửa tiếng, con đều lừa dối mẹ, hôm nay con xin lỗi mẹ.”

Học được hơn hai tháng, bắt đầu “tri sỉ cận hồ dũng” (biết xấu hổ là gần với dũng cảm), hiểu được có lỗi mà có thể sửa thì tội quy về không. Mẹ của nó rất vui, nói xong nó nói với mẹ:

“Thưa mẹ, thầy giáo của chúng con nói, phải nhìn ưu điểm của người khác nhiều, thấy người tốt, nên sửa mình, cho nên sau này mẹ phải nhìn ưu điểm của ba thật nhiều“. Đứa bé bảy tám tuổi, mẹ của nó nghe rồi dấy lên lòng tôn kính. Trẻ nhỏ được Thánh Hiền dạy dỗ thật là chẳng như nhau. Kết quả tôi nói lời này xong, vị đồng nghiệp này nhíu mày cau mặt trầm tư.

Có một lần tôi ở Châu Hải cũng nói như vậy, khi tôi nói xong câu này thì, phía dưới có một phụ nữ ở Châu Hải đã nói: “Chẳng có ưu điểm nào“, không cần suy nghĩ đã nói luôn không có ưu điểm. Tôi nhìn nhìn cô rồi nói:

“Bạn nữ này, tôi thật sự bội phục dũng khí của bạn, không có ưu điểm gì mà bạn còn dám gả cho anh ta“.

Tôi nói con người rất hay quên, tôi lại bắt đầu cho họ mượn “Cỗ máy thời gian” của tôi, bảo họ ngồi hồi tưởng lại lúc vợ chồng còn chưa kết hôn, tình trạng lúc còn đang yêu, đó gọi là chỉ muốn làm uyên ương, chẳng muốn làm tiên. Khi đang yêu, cả một ngày chỉ có nhìn xem đồng hồ, “bây giờ vẫn chưa đến 6 rưỡi? Thời gian làm sao mà trôi chậm thế? Mình phải cùng với bạn mình đi xem phim, chúng mình phải đi ăn, sao chậm quá vậy“. Niệm niệm đều nghĩ tới ở đâu ăn ngon, chơi ở đâu vui, dùng đồ ở đâu tốt, niệm niệm đều nghĩ mình có thể vì đối phương làm gì? Khi đối phương dùng loại tâm cảnh này để đối đãi với bạn, cảm giác trong nội tâm của bạn là gì? Rất thoải mái, rất ấm áp. Thậm chí ngồi ở đó ăn cơm, khi ăn được một nửa rồi vẫn còn cười. Có loại kinh nghiệm này không? Khi đang yêu thì loại tâm cảnh này, kết quả khi giấy chứng nhận kết hôn vừa đóng dấu xuống, dấu đỏ vừa đóng lên, cái ý niệm này đã biến mất. Vốn dĩ là mình có thể vì đối phương làm được gì, sau khi kết hôn thì biến thành họ phải nên làm gì cho mình. Cho nên, có một câu nói gọi là “hôn nhân là gì của ái tình?” Nấm mồ. Các bạn nói đấy nhé, tôi không nói. Cho nên, bạn xem, khác biệt chỉ trong một niệm, từ thiên đường đi đến chỗ nào rồi? Thiên đường và địa ngục là do ai tạo thành? Do chính mình. Ở chỗ này, chỉ trong một niệm thì thiên đường có thể biến thành địa ngục, địa ngục cũng có thể biến thành thiên đường.

Chúng ta thường hay có thể ở trên truyền hình xem thấy cảnh cảm động đó, chính mình khóc đến chết đi sống lại. “Ôi, thật là cảm động“. Khóc rồi 5 phút sau, về nhà tình trạng hiện thực của chính mình, bắt đầu mắng đông mắng tây, có cảm động không? Cảm động không nổi. Tại sao không đem màn kịch hay để diễn vào trong cuộc đời của chính mình, đó mới là thiết thực, đó mới là thực chất.

Có một câu chuyện nói như thế này, có một người, có một cơ duyên gặp được một thiên thần, thiên thần nhỏ này nói với anh ta:

“Anh có muốn đi ngắm xem thiên đường và địa ngục không?”

Người này nói: “Được đấy, vậy trước hết tôi đi xem địa ngục xem thế nào.”

Vừa đến địa ngục, nhìn thấy một cái bàn dài, cái bàn này rộng như hai cánh tay dang rộng, ở trên đó bày biện rất nhiều thức ăn, trên bàn mỗi người cầm một đôi đũa, đôi đũa này dài khoảng 1 mét. “Được rồi, bắt đầu!“. Tất cả mọi người đều tranh trước giành sau, muốn gắp thức ăn vào miệng ai? Gắp cho chính mình. Bởi vì đôi đũa quá dài, nên trên bàn ăn đã bắt đầu ẩu đả, đồ ăn đều bị rơi xuống, đều chẳng ăn được.

Người này nhìn thấy, trong lòng bi thương không chịu nổi: “Được rồi, tôi không xem nữa, tôi muốn đi xem thiên đường“.

Vừa lên đến thiên đường thì nhìn thấy cái bàn vẫn là một cái bàn dài, thức ăn vẫn những thức ăn đó, đôi đũa vẫn là đôi đũa dài 1 mét. Kết quả vừa nghe thấy “Bắt đầu“, tất cả mọi người đều gắp thức ăn đến miệng của đối phương, “Nào, gắp cho bạn một đũa, gắp cho bạn một đũa“. Có người nhân duyên đặc biệt tốt, một lúc có ba bốn người gặp thức ăn đến miệng, anh ta nói: “Ai dà, tôi ăn không nổi nữa rồi, để lần tới hẵng gắp cho tôi.”

Cho nên thiên đường và địa ngục là ở đâu nhỉ? Một niệm tự tư tự lợi, đều là xung đột với người thì sẽ sống ở trong địa ngục; một niệm nơi nơi vì người mà suy nghĩ, người yêu thương người thì thường được người yêu thương lại. Bầu không khí gia đình, phải kinh doanh thành bầu không khí thiên đường, phải từ chính mình mà bắt đầu làm.

Cô giáo dạy Quốc học của tôi, cô Dương Thục Phương, tôi đã từng ở nhà cô suốt 7 tháng. Thưa quý phụ huynh, tôi có tiêu xu tiền nào không? Không có. Tôi không chỉ không tiêu một xu tiền nào mà cô giáo Dương còn sợ tôi không có tiền nên đã để một phong bì tiền ở phía trên tủ lạnh rồi nói với tôi: “Nếu cậu không có tiền thì lấy ở trên đó“, nói rồi cô ấy liền đi mất. Vì sao cô ấy phải làm như vậy ạ? Sợ một người lớn như tôi, khi không có tiền thì cũng sẽ ngại mà không mở miệng với cô ấy. Cho nên nơi nơi vì chúng tôi mà suy nghĩ, bởi vì chúng tôi có một tấm lòng muốn truyền thừa văn hoá truyền thống, cho nên cô đặc biệt chăm sóc đối với tôi. Chúng tôi cũng đã học tập được ở vợ chồng cô ấy chung sống với nhau hoà hợp thế nào, vừa đúng lúc chồng cô ấy xách hai túi đồ đi về nhà. Rất nhiều người vợ nhìn thấy chồng mình xách đồ về thì nói: “Anh lại mua cái gì đó, anh lại đi mua linh tinh à?” Chồng của họ rất vô tội, xách những đồ đó về không biết làm thế nào mới được. Vợ chồng họ không phải như thế. Nhìn thấy chồng xách đồ bước đến, lập tức chạy qua, “Ái dà, lại nữa rồi, còn khách sáo vậy làm gì, còn mang đồ về nữa“. Bầu không khí gia đình hoàn toàn nương vào chính mình, bất kể vào nhà ai, sau này tôi cũng trở thành một thành viên, một phần ở trong gia đình họ, vừa bước vào cửa, trước tiên tôi nhất định nói: “Tôi về rồi ạ.” Bất kể ai ở trong nhà đang làm việc gì, nhất định đều phản ứng lại một câu nói: “A, Thầy về nhà rồi, hoan nghênh thầy“. Làm như vậy thì gia đình đã trở nên ấm áp rồi. Nếu không thì khi người chồng về nhà, người vợ ở đó đang làm việc của mình, nhìn anh ta một cái rồi vẫn là làm việc của mình. Người chồng sẽ có cảm giác gì ạ? Anh ta cảm thấy mình không nên về nhà, không nên lại xuất hiện nữa. Cho nên, bầu không khí này hoàn toàn dựa vào việc lo toan của chính mình. Chồng của cô ấy chỉ cần gọt trái cây, cô vừa ăn thì cô đã nói: “Trái táo này sao mà cắt được ngọt như vậy, ai cắt trái cây mà giỏi vậy nhỉ.” Chồng cô ấy chỉ cần pha một ấm trà, cô vừa uống thì: “Ai dà, trà ngon, ai pha trà mà tay nghề thật là giỏi.” Lần sau chồng cô ấy có pha trà giúp cô ấy nữa không? Cho nên một câu nói tốt, làm trâu làm ngựa cũng sẵn lòng.

Vì vậy, bạn nhìn ưu điểm đối phương nhiều lên thì họ sẽ không ngừng mà biểu hiện cái ưu điểm của họ ra. Có thể nhìn thấy ưu điểm của một người thì khuyết điểm của họ sẽ tự nhiên dần dần mà giảm xuống. Bạn không cần mỗi ngày chỉ chăm chú nhìn vào khuyết điểm của họ, họ sẽ nói với bạn: “Thì tôi là người như thế đấy, tôi sẽ xấu cho cô xem nhé“. Khi chúng ta làm cho bầu không khí gia đình tốt thì khi đó chúng ta đã xây dựng được quan niệm giáo dục con trẻ chính xác rồi, cả đời này của bạn sẽ bắt đầu đi về hướng hạnh phúc mĩ mãn.

Chúng tôi ở Bắc Kinh có một trang mạng “Đại Phương Quảng” (dfg.cn), ở trên đó có rất nhiều câu chuyện giáo dục con cái như thế nào, học tập văn hoá truyền thống như thế nào, còn có giáo huấn trong kinh điển Thánh Hiền. Các băng đĩa bài giảng của chúng tôi ở Thượng Hải và Hàng Châu đều đưa lên mạng rồi, các bạn có thể tải file ghi âm MP3 xuống. Thưa các vị phụ huynh, nếu như quý vị mong muốn học tập tốt học vấn của Thánh Hiền, hi vọng thâm nhập sâu hơn để hiểu rõ thì quý vị có thể lên mạng để tra cứu. Buổi diễn giảng của tôi hôm nay xin kết thúc ở đây.

ban may cat sat makita