Tuân Tử (荀子; 313 TCN – 238 TCN) là một nhà Nho, nhà tư tưởng của Trung Hoa vào cuối thời Chiến Quốc. Cũng gọi bằng Huống, còn có tên là Khanh. Tuân Tử là một trong Bách gia chư tử.[1][2]

Tuân Tử chính là thầy học của Hàn Phi và thừa tướng nhà Tần Lý Tư.[1][2]

 Tiểu sử

Tuân Khanh người nước Triệu, năm mươi tuổi mới đi học ở nước Tề. Thời bấy giờ, học thuyết của Trâu Diễn thì vu khoát, huênh hoang, chỉ nói suông. Trâu Thích thì văn hoa đầy đủ nhưng khó thi hành. Thuần Vu Khôn thì ở lâu mới có được điều hay. Cho nên người Tề có câu ca:Nói trời nói đất là Diễn; vẽ rồng vẽ phượng là Thích, hơ bầu dầu[3] xe là Khôn.[1][2]

Những học giả như Điền Biền đều đã chết trong thời Tề Tuyên Vương. Tuân Khanh là bậc thầy già nhất. Nước Tề tôn kính là “Liệt đại phu”, và Khanh ba lần làm tế tửu. Có người Tề gièm Tuân Khanh. Tuân Khanh bèn sang Sở. Xuân Thân Quân cho Tuân Khanh làm huyện lệnh Lan Lăng. Xuân Thân Quân chết rồi, Tuân Khanh lui về, nhân làm nhà ở Lan Lăng. Lý Tư có lần đến theo học và sau làm thừa tướng nước Tần.[1][2]

Tuân Khanh ghét chính sự thời dơ đục, nước mất, vua hỏng luôn luôn nối nhau. Các vua không theo được đạo lớn mà lo cúng tế, bói toán, tin điều may, điều rủi. Những nhà nho bỉ lậu, câu nệ, nhỏ nhen như Trang Chu lại dùng lối khôi hài làm rối loạn phong tục. Tuân Khanh bèn xét những hành vi đạo đức của đạo Nho, đạo Mặc, xét nguồn gốc của việc hưng thịnh, bại vong, liệt thành thứ tự, làm ra sách vài vạn chữ, rồi chết, chôn ở huyện Lan Lăng.[1][2]

Quan điểm, tư tưởng

Tuân Khanh cho rằng Bản tính con người là ác, căm ghét mê tín, coi trọng giáo dục, đề cao các tiên vương đời Hạ, Thương, Chu mà xem nhẹ Nghiêu Thuấn là mẫu mực của Khổng Tử.

Tư tưởng của Tuân Khanh là dùng lễ để trị nước, khác với Khổng Tử là dùng nhân để trị nước.Do lễ và luật rất gần nhau nên hai học trò của ông là Hàn Phi và Lý Tư đều chuyển sang pháp trị.[4]

Trích dẫn tiêu biểu

  • “Nhật tiến nguyệt bộ” (Ngày, tháng, tiến bộ) – Tuân Tử viết trong chương Thiên Luận (天論): Quân tử kính kỳ tại kỷ giả, nhi bất mộ kỳ tại thiên giả, thị dĩ nhật tiến dã (君子其敬在己者、而不慕其在天者、是以日進也), có nghĩa là “Quân tử cung kính người trong mình, mà không thèm muốn người trên trời, thì được tiến bộ hàng ngày”.

Tuân Tử có ý ngược với Mạnh Tử: Nhân chi sơ tính bản ác.

  • Lý Tư nhắc lại lời nói của Tuân Tử, được chép trong sách Sử ký, khi ông đặt tiệc rượu ở nhà, địa vị Tể tướng nước Tần, trăm quan đều đến trước mặt chúc thọ; ở ngoài sân, ngoài cửa, xe ngựa kể có hàng nghìn:
Sự vật không nên đi đến chỗ quá thịnh.
— Sử ký, thiên 37, Lý Tư liệt truyện
ban may cat sat makita