Nguyên văn

Pháp thân giác liễu vô nhất vật
Bổn nguyên tự tánh thiên chân Phật
Ngũ ấm phù vân không khứ lai
Tam độc thủy bào hư xuất một.

Dịch

Pháp thân giác rồi không một vật
Vốn nguồn tự tánh, thiên chân Phật.
Năm uẫn như mây bay qua lại,
Ba độc như bọt nước hiện, mất.

Lời bình

Vô nhất vật, “chẳng có gì hết”, cũng là trạng thái không, là “vô nhất vật trung vô tận tạng”, “trong chẳng có gì mà có mọi thứ”; nói cụ thể hơn, từ không có gì sinh ra tất cả mọi sự vật.
“Vô nhất vật” là nền tảng của thiên chân Phật, Phật muôn thuở, Phật cội gốc. Chính đó là thực tánh của chúng ta. Trong thiền không nên “nhắm” vào việc thấu đạt thực tánh, không để thực tánh trở thành mục tiêu của một kỹ thuật. Giống như trong võ thuật, không nên nghĩ đến thế đánh, trong thiền cũng chẳng nên nghĩ đến phương tiện thấu đạt thực tánh, mà phải nhắm vào trống không, không mục tiêu, không ý định. Vì thế cho nên, trong tọa thiền chỉ yêu cầu một việc tập trung vào tư thế mà thôi. Khi đó, ngũ ấm, tức ngũ uẫn (skandas) : sắc, thọ, tưởng, hành, thức chỉ thấp thoáng như mây trên trời, và tam độc (ba điều hại) : tham, sân, si hiện ra rồi tan biến như bọt nước trên đại dương chẳng cần gạt bỏ mà cũng không nên bận tâm.

Theo Phật giáo, ngũ uẫn là năm yếu tố cấu thành cá tính, đó là :

  • Sắc (rupa) là hình tướng.
  • Thọ (vedana) là cảm giác.
  • Tưởng (samjna) là tư tưởng, suy nghĩ phải trái.
  • Hành (samjna) là việc làm, là tạo tác.
  • Thức (vijnana) là ý thức phân biệt.

Do ngũ ấm mà sinh ra 10 điều phiền não (bonno) hay vọng tưởng:

  • Tham (pobha) : tham lam, ham muốn. 2.-Sân (dosa) : thù ghét, ganh tỵ.
  • Si (moha) : mê muội, ngu đốt. 4.-Mạn (mana) : kiêu căng, ngạo mạn.
  • Tà kiến (dristi) : ý tưởng sai lầm.
  • Nghi hoặc (vicikitsa) : ngờ vực, không tin.
  • Hôn trầm (styana) : chán nãn, uể oải, mê muội.
  • Trạo cử phóng dật (auddhatya) : nóng nảy, kích động.
  • Vô tàm (ahirikya) : không biết xấu hổ.
  • Vô úy thành (anapatrapya) : không sợ hậu quả.

Điều trọng yếu của thiền là thấy cho được bổn nguyên tự tánh, cái tánh gốc nguồn của mình, căn tánh của mình. Căn tánh đó cũng là Thiên Chân Phật, Phật Như Lai, chân thật vĩnh hằng; nói cách khác, đó là chân ngã hay bản lai diện mục. Không thể dùng lời để diễn tả điều nầy, vì lời không đủ nói. Chân Pháp, chân Phật không ở bên ngoài tâm ta; do đó nếu cầu tìm bên ngoài thì chẳng bao giờ thấy được. Chân Pháp nằm ngay ở bên trong, và chính đó là tâm cội gốc.

Để hiểu rõ hơn vấn đề nầy, có thể dựa vào câu chuyện sau đây:

Một chàng trai yêu tha thiết một Công chúa xinh đẹp, nàng cũng yêu chàng. Một đêm, chàng lẽn vào hoàng cung tìm phòng công chúa. Nàng biết được nhưng không dám lên tiếng vì sợ người khác hiểu được câu chuyện. Nàng liền gọi tỳ nữ và lớn tiếng truyền lệnh:

”Tiểu Ngọc, hãy mang nước vào phòng cho ta”.

Vậy là chàng trai cứ việc đi theo người tỳ nữ đến gặp người yêu. Mưu kế thật tuyệt vời!

Như vậy, ba chữ Thiên Chân Phật, tương tự hai tiếng “Tiểu Ngọc” chỉ cho rõ con đường đi đến cái căn tánh nằm trong thâm cung nội giới. Một khi người ta đã biết đầy đủ Pháp Thân thì tự nhiên thấy được căn tánh của mình.

ban may cat sat makita